Tai nạn lao động khiến cho người lao động mất rất nhiều thời gian để điều trị, không thể tiếp tục làm việc, dẫn đến công việc bị chỉ trẻ. Dưới đây là quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động với người bị tai nạn lao động.
Mục lục bài viết
1. Chấm dứt hợp đồng lao động với người bị tai nạn lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định cụ thể về khái niệm tai nạn lao động. Theo đó, tai nạn lao động là những tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ một bộ phận hoặc bất kỳ chức năng nào của cơ thể người, hoặc những tai nạn gây ra tử vong cho người lao động, những tai nạn đó xảy ra trong quá trình lao động, tai nạn xảy ra gắn liền với việc thực hiện công việc và nhiệm vụ lao động của người lao động. Pháp luật hiện nay cũng đã quy định cụ thể về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động với người bị tai nạn lao động.
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo thỏa thuận của các bên được quy định trong hợp đồng lao động, việc không hoàn thành công việc được xác định theo tiêu chí đánh giá phù hợp với mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành, tuy nhiên cần phải thực hiện hoạt động tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
– Người lao động bị ốm, người lao động bị tai nạn đã điều trị trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hoặc người lao động đã có thời gian điều trị trong khoảng thời hạn 06 tháng liên tục trong trường hợp người lao động đó làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng; hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời gian dưới 12 tháng, mà khả năng lao động chưa được phục hồi. Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động có thể xem xét để tiếp tục thực hiện hoạt động giao kết hợp đồng lao động với người lao động đó;
– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, do sự kiện di dời, thu hẹp sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục khác nhau tuy nhiên vẫn bắt buộc phải giảm chỗ làm việc;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn được quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người lao động có hành vi tự tiện bỏ việc mà không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của người sử dụng lao động trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
– Người lao động cung cấp không trung thực đối với các thông tin căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Bộ luật lao động năm 2019 trong quá trình giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng của người sử dụng lao động.
Theo đó thì có thể thấy, trong trường hợp người lao động và công ty đã ký hợp đồng lao động, trong thời gian làm việc người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động sẽ có quyền đối phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu đáp ứng khoảng thời gian điều trị theo như phân tích nêu trên. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ của mình cũng như để hoàn thành công việc, thì người lao động cần phải chú ý bảo vệ an toàn lao động cho mình để tránh các hậu quả về sau.
2. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động bị tai nạn đã điều trị trong 15 tháng liên tục nhưng không phục hồi không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
– Người lao động bị ốm đau, người lao động bị tai nạn, người lao động bị bệnh nghề nghiệp đang trong quá trình điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019. Tức là trường hợp:
+ Người lao động bị ốm, người lao động bị tai nạn đã điều trị trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hoặc người lao động đã có thời gian điều trị trong khoảng thời hạn 06 tháng liên tục trong trường hợp người lao động đó làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Hoặc, quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời gian dưới 12 tháng, mà khả năng lao động chưa được phục hồi;
– Người lao động đang trong thời hạn nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trong trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý;
– Người lao động là nữ đang mang thai, người lao động đang trong quá trình nghỉ thai sản, người lao động là nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy có thể nói, đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong thời gian bị ốm đau, bị tai nạn lao động đã điều trị trong khoảng thời gian 15 tháng liên tục tuy nhiên không có sự phục hồi, không có khả năng và không thể tiếp tục thực hiện công việc, người sử dụng lao động sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này. Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động trong trường hợp này, người sử dụng lao động sẽ cần phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất trong khoảng thời hạn 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật.
3. Các trường hợp người lao động bị tai nạn được xét hưởng chế độ tai nạn lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định về vấn đề điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đắp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp như sau:
+ Bị tai nạn tại nơi làm việc, bị tai nạn trong giờ làm việc, kể cả khi đang trong quá trình thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động năm 2019 và nội qui của các cơ sở sản xuất kinh doanh cho phép, trong đó bao gồm: Thời gian nghỉ giải lao, thời gian ăn giữa giờ, thời gian ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
+ Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện các công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc theo yêu cầu của người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Bị tai nạn trên tuyến đường di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc, hoặc bị tai nạn từ nơi làm việc và nơi ở trên tuyến đường di chuyển trong khoảng thời gian hợp lý, trên tuyến đường hợp lý.
– Suy giảm khả năng lao động với mức độ từ 5 % trở lên do tai nạn thuộc một trong những trường hợp nêu trên;
– Người lao động không được hưởng chế độ do quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Bộ luật lao động năm 2019.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
– Bộ luật Lao động năm 2019.