Nghĩa vụ của bên mua điện, bên bán điện? Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt? Chậm đóng tiền điện có bị xử phạt không? Các trường hợp bên bán (Công ty điện lực) có quyền cắt điện?
Hiện nay, điện chính là nguồn năng lượng đặc biệt quan trọng, nó không chỉ xuất hiện trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người mà còn xuất hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội thì Nhà nước ta đã mở rộng mạng lưới điện trên cả nước đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới hải đảo nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Việc cung cấp điện đòi hỏi hàng tháng bên sử dụng điện (người dân) phải thanh toán số tiền tương ứng với số điện mức mình đã sử dụng cho bên bán điện. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vì lý do khác nhau mà chậm đóng tiền điện dẫn đến trường hợp bị cắt điện ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân, vậy chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt? Chậm đóng tiền điện có bị xử phạt không?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Điện lực năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2012);
–
– Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lực tiết kiệm và hiệu quả;
– Thông tư 23/2022/TT-BTC quy định về tạm ứng, vay ngân hàng nhà nước của ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ của bên mua điện, bên bán điện:
Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 của Điều 23 Luật Điện lực năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) quy định về thanh toán tiền điện như sau:
Thứ nhất, theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thỏa thuận trong
Thứ hai, bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.
Thứ ba, bên bán điện thu thừa tiền điện phải có trách nhiệm tiến hành hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa.
Thứ tư, lãi suất của số tiền thu thừa hoặc chậm trả sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.
Thứ năm, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán.
Bên bán điện khi nhận được yêu cầu của bên mua điện thì có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 15 ngày, cụ thể:
– Trường hợp bên mua điện không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị tổ chức, cơ quan có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải.
– Trường hợp không đề nghị hòa giải hoặc hòa giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự để yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện.
Như vậy, theo như quy định pháp luật thì thanh toán tiền điện là nghĩa vụ của bên mua, bên bán có trách nhiệm cung cấp điện cho bên mua.
2. Chậm đóng tiền điện bao lâu thì bị cắt?
Như đã phân tích tại mục 1 nêu trên bên mua điện có nghĩa vụ phải thanh toán tiền điện cho bên bán điện, Trường hợp bên mua chậm thanh toán thì sẽ phải trả cả khoản tiền chậm trả của bên bán điện. Cụ thể:
Căn cứ tại khoản 6 Điều 23 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) về việc ngừng cấp điện được pháp luật quy định như sau:
– Trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau 15 ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện hoàn toàn có quyền ngừng cấp điện. Và việc ngừng cấp điện này thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, quý bạn đọc, bên bán điện cần lưu ý rằng bên bán đã tiến hành thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.
Như vậy, khi người mua không thực hiện việc trả tiền điện thì người bán sẽ gửi thông báo 02 lần đến người mua điện. Nếu bên mua Chậm đóng tiền điện bao lâu thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo đầu tiên, bên bán có quyền ngừng cấp điện.
3. Chậm đóng tiền điện có bị xử phạt không?
Như đã phân tích tại mục 1 nêu trên, khi bên mua điện chậm đóng tiền điện thì bên mua điện sẽ phải:
i) Thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
ii) Phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.
Đồng thời, căn cứ theo Thông tư số 23/2020/TT-BCT, các cá nhân hoặc tổ chức liên quan phải trả cho bên bán điện chi phí trong trường hợp ngừng cấp điện do các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật bị bên bán điện ngừng cấp điện.
Để được cấp điện trở lại sau khi bị ngừng cấp điện nhằm bù đắp cho bên bán điện để cấp điện trở lại thì người bán sẽ thu thêm khoản chi phí nhất định.
– Tiền thu chi phí ngừng và cấp điện trở lại được hạch toán vào doanh thu của bên bán điện tức là sẽ được hạch toán vào phần doanh thu sản xuất kinh doanh khác và tiến hành nộp thuế theo quy định.
– Mức chi phí cấp, ngừng điện trở lại được quy định như sau:
+ Tại điểm có cấp điện áp từ 0,38kV trở xuống: 98.000 đồng;
+ Tại điểm có cấp điện áp trên 0,38kV-35kV: 231.000 đồng;
+ Tại điểm có cấp điện áp trên 35kV: 339.000 đồng.
Như vậy, trong trường hợp chậm đóng tiền điện, người sử dụng điện sẽ không bị phạt tiền mà phải tiến hành thành toán: i) Số tiền điện gốc chưa được trả; và ii) Trả thêm số tiền lãi của tiền điện chậm trả cộng thêm chi phí ngừng cung cấp điện. Mức lãi suất của tiền điện chậm trả phụ thuộc vào thỏa thuận đã ký kết trong
4. Các trường hợp bên bán (Công ty điện lực) có quyền cắt điện:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14
– Giảm hoặc ngừng mức cung cấp điện trong trường hợp không khẩn cấp. Trong trường hợp này, bên bán có trách nhiệm phải bắt buộc phải thông báo đến cho bên mua điện được biết trước về thông tin bao gồm:
+ Thời điểm ngừng hoặc giảm cung cấp điện thời gian ít nhất là 5 ngày.
+ Hình thức thông báo bằng cách thông báo trong 3 ngày liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông báo khác như gửi văn bản thông báo, gửi tin nhắn SMS cho bên mua.
– Do sự cố về điện, do sự kiện bất khả kháng mà phải tiến hành giảm hoặc ngừng mức cung cấp điện trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra mà bên bán điện không thể kiểm soát được nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho con người, trang thiết bị, do thiếu nguồn điện gây đe dọa đến sự an toàn của toàn hệ thống điện. Trong thời hạn 24 giời thì bên bán điện bắt buộc phải thông báo cho bên mua điện được biết thông tin nêu trên bao gồm nội dung:
i) Nguyên nhân cắt điện;
ii) Dự kiến thời gian cắt điện;
iii) Thời gian cấp điện trở lại bình thường.
– Bên mua điện có các hành vi được xác định là vi phạm quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Hành vi phá hoại các trang thiết bị điện, thiết bị đo đếm điện và các công trình điện lực;
+ Hành vi gây cản trở trong quá trình kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện;
+ Hành vi thực hiện hành vi trộm cắp điện để sử dụng;
+ Hành vi sử dụng điện để bẫy, bắt động vật hoặc sử dụng để làm phương tiện bảo vệ;
+ Hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ hành lang an toàn của lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
– Giảm hoặc ngừng mức cung cấp điện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp các tổ chức, cá nhân mua điện có hành vi vi phạm quy định pháp luật về Luật điện lực,
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trong những trường hợp nêu trên thì bên bán điện mới được quyền ngưng hoặc giảm mức cung cấp điện và đồng thời phải đảm ảo về thời hạn thông báo như quy định. Trường hợp, bên bán điện tự ý giảm hoặc ngừng mức cung cấp điện trái với quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp nếu gây ra thiệt hại về tài sản thì có trách nhiệm bồi thường theo quy định pháp luật dân sự.