Trong cộng đồng tôn giáo, cha xứ đóng vao trì vô cùng quan trọng. Cha xứ có nhiệm vụ cộng tác với các giám mục trong việc thể hiện vai trò của người mục tử. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu rằng cha xứ có được đứng tên trên sổ đỏ của đất tôn giáo hay không?
Mục lục bài viết
1. Cha xứ có được đứng tên trên sổ đỏ đất tôn giáo không?
Cha xứ là một vị linh mục công giáo có trách nhiệm quản lý và dẫn dắt một giáo xứ nhất định. Cha xứ thường được chỉ định bởi các giám mục hoặc tổng giám mục của một giáo phận để quản lý toàn bộ giáo xứ. Theo lẽ thông thường, cha xứ thường là người đứng đầu và có trách nhiệm trực tiếp với giáo dân trong giáo xứ đó. Họ thường có một đội ngũ linh mục phụ tá và nhân viên hỗ trợ để có thể giúp đỡ trong việc quản lý. Cha xứ có nhiều trách nhiệm khác nhau, bao gồm cử hành các nghi lễ của giáo hội, chăm sóc tâm linh và đạo đức, quản lý tài chính và giáo dục, thuyết giáo về đạo đức công giáo và thúc đẩy các hoạt động từ thiện trong xã hội. Trong nhiều giáo xứ, cha xứ là người đứng đầu của hội đồng mục vụ, một tổ chức giúp đỡ xã hội và từ thiện. Hiện nay, các cơ sở tôn giáo được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đất cơ sở tôn giáo là loại đất do cơ sở tôn giáo sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như xây dựng chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, trường đào tạo riêng của tôn giáo, tu viện, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở tôn giáo khác. Đất cơ sở tôn giáo là một trong những loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, nội dung này được quy định cụ thể và rõ ràng tại Điều 10 của Đất đất đai năm 2013.
Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Cha xứ có được đứng tên trên sổ đỏ đất cơ sở tôn giáo hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu các quy định của pháp luật đất đai. Vì nhà thờ và các cơ sở tôn giáo thuộc sở hữu chung của cộng đồng, nên nếu dòng họ thỏa thuận để người đại diện đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì cũng không có nghĩa đất cơ sở tôn giáo đó thuộc sở hữu riêng của cá nhân. Vì thế nếu như tất cả các giáo mục trong cơ sở tôn giáo đồng ý cho cha xứ trở thành người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ sở tôn giáo, thì các cha xứ hoàn toàn được quyền đứng tên trên sổ đỏ. Vấn đề này là hợp lý bởi căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Luật đất đai năm 2013, có quy định cụ thể về người chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc sử dụng đất của cơ sở tôn giáo, theo đó thì mới đứng đầu cơ sở tôn giáo sẽ có trách nhiệm quản lý việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo. Theo như phân tích ở trên thì người đứng đầu cơ sở tôn giáo thông thường sẽ là các cha xứ.
Trường hợp không thỏa thuận được cho một người đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ sở tôn giáo, thì căn cứ theo Thông tư số 02/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của
2. Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất cơ sở tôn giáo:
Đất cơ sở tôn giáo để được cấp sổ đỏ thì cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 102 của Luật đất đai năm 2013 có quy định, các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trên thực tế được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động;
– Không có tranh chấp và sử dụng ổn định lâu dài;
– Không phải là đất nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho sau giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2004.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 28 của
– Các chủ thể được xác định là cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, có nhà thờ, có thánh đường, có tu viện, có các trường đào tạo riêng phục vụ cho mục đích tôn giáo và trụ sở của tổ chức tôn giáo, hoặc tồn tại các cơ sở khác phục vụ cho hoạt động tôn giáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trên thực tế, mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất thì cần phải tự kê khai việc sử dụng đất và báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quá trình báo cáo phải bao gồm các nội dung cơ bản sau: tổng diện tích đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng, diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc nhất định (nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, mượn của các tổ chức và cá nhân, tự tạo lập, hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, hoặc đất có nguồn gốc khác), diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho các tổ chức và cá nhân thuê hoặc mượn, diện tích đất đã bị người khác lấn chiếm trái quy định của pháp luật;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất cơ sở tôn giáo phải kiểm tra trên thực tế và xác định ranh giới cụ thể của thửa đất, sau đó ra các quyết định xử lý phù hợp;
– Đối với những diện tích của cơ sở tôn giáo khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như đã phân tích ở trên, thì cơ sở tôn giáo sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài;
– Trong trường hợp đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng trên thực tế vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc làm cơ sở vận động từ thiện thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó.
3. Quy định về thẩm quyền quản lý đất cơ sở tôn giáo:
Căn cứ theo quy định tại Luật đất đai năm 2013, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có thẩm quyền quản lý đối với đất cơ sở tôn giáo. Thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được thể hiện thông qua một số quy định sau:
– Có thẩm quyền giao đất đối với cơ sở tôn giáo căn cứ theo quy định tại Điều 59 của Luật đất đai năm 2013;
– Có thẩm quyền thu hồi đất đối với đất cơ sở tôn giáo căn cứ theo quy định tại Điều 66 của Luật đất đai năm 2013;
– Có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đối với đất cơ sở tôn giáo căn cứ theo quy định tại Điều 105 của Luật đất đai năm 2013.
Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cung cấp để tiến hành hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các cơ sở tôn giáo.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.