Cha mẹ tặng đất cho con là một trong những giao dịch thường gặp trong đời sống hằng ngày. Việc này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề và các tranh chấp trong thực tế. Nếu như trong một gia đình có nhiều con mà cha mẹ cho một người con đất của mình thì liệu có cần sự đồng ý của những người con khác không?
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con:
Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con được hiểu như sau:
Ta hiểu tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con chính là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bố mẹ với con cái, theo đó thì chủ thể là bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà chủ thể đó sẽ không yêu cầu bền bù, còn chủ thể là bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai.
Điều kiện đất để bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con cụ thể như sau:
– Để có thể làm thủ tục cha mẹ cho con nhà đất, cha mẹ cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ trường hợp 02 trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp 1: Chủ thể là người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì sẽ không được cấp giấy chứng nhận nhưng sẽ được quyền tặng cho.
+ Trường hợp 2: Theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013 được quyền tặng cho đất đai trong trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền tặng cho đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; hay được quyền tặng cho đất đai trong trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì chủ thể là người sử dụng đất được thực hiện quyền tặng cho khi có điều kiện để cấp giấy chứng nhận (chưa cần có giấy chứng nhận).
– Để có thể làm thủ tục cha mẹ cho con nhà đất, thì quyền sử dụng đất không bị kê biên để nhằm mục đích bảo đảm thi hành án.
– Đất để bố mẹ tặng cho không có tranh chấp.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Hình thức của tặng cho quyền sử dụng đất của bố mẹ cho con:
Việc bố mẹ tặng cho quyền sử dụng đất của bố mẹ sang cho con sẽ cần phải lập thành hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. (Nội dung hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sẽ do hai bên tự thỏa thuận) có công chứng chứng thực theo quy định của Pháp luật đất đai.
2. Cha mẹ cho con đất có cần chữ ký của những người con khác?
Ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, để biết cha mẹ có cần xin ý kiến và chữ ký của những người con khác khi cho con đất không, chúng ta sẽ cần phải xem xét hai trường hợp sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Đất là tài sản chung của cha, mẹ:
Theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 29
Không những thế, dựa vào Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng sẽ thoả thuận về việc định đoạt, sử dụng tài sản chung và khi định đoạt tài sản chung là bất động sản (hay còn gọi là nhà, đất) thì sẽ cần phải có sự thoả thuận bằng văn bản của cả hai vợ chồng.
Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì khi cha mẹ muốn tặng cho con đất thì thực chất theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ chỉ cần hai vợ chồng tự thoả thuận với nhau mà việc tặng cho con đất sẽ không cần xin ý kiến hay chữ ký của bất kỳ người nào khác kể cả những người con khác.
Thông qua những quy định được nêu cụ thể bên trên, ta thấy rằng, nếu nhà, đất là tài sản chung của cha mẹ thì khi muốn tặng cho một trong số những người con, cha mẹ sẽ chỉ cần thoả thuận với nhau và sẽ cùng nhau đưa ra quyết định mà không cần phải xin ý kiến cũng như không cần chữ ký của những người con khác.
– Trường hợp thứ hai: Đất là tài sản chung của cả hộ gia đình gồm cha mẹ và các người con:
Đối với trường hợp đất là tài sản chung của cả hộ gia đình gồm cha mẹ và các người con thì được hiểu là tài sản này thuộc quyền sử dụng, sở hữu và định đoạt của toàn bộ các chủ thể là những người của hộ gia đình đó. Cụ thể, ở trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (gọi tắt là Sổ đỏ) phải ghi “hộ ông/hộ bà/hộ ông bà/hộ…) thì nhà, đất này thuộc sở hữu của cả hộ gia đình khi có các điều kiện cụ thể như sau:
– Các chủ thể này có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
– Các chủ thể này sống chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất…
– Các chủ thể này có quyền sử dụng đất chung.
Dựa theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ, khi làm hợp đồng nói chung, hợp đồng tặng cho nói riêng, trong hợp đồng này sẽ cần phải có người có tên trên Sổ đỏ hoặc người được uỷ quyền ký tên.
Bên cạnh đó, theo quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-NTNMT, chủ thể là người có tên trên Sổ đỏ chỉ được ký hợp đồng tặng cho khi hợp đồng này đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó sẽ cần phải được công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, ta nhận thấy, từ quy định được nêu cụ thể bên trên, nếu đất là tài sản chung của hộ gia đình thì khi cha mẹ tặng cho đất cho một trong số những người con thì việc này sẽ cần có sự đồng ý của những người con con lại. Còn trong trường hợp nếu những người con không thể ký vào hợp đồng tặng cho thì những người này sẽ cần phải có văn bản uỷ quyền hoặc văn bản đồng ý tặng cho được công chứng hoặc chứng thực.
3. Thủ tục tặng cho quyển sử dụng đất từ bố mẹ cho con:
Thủ tục tặng cho quyển sử dụng đất từ bố mẹ cho con bao gồm các bước cơ bản như sau:
– Bước 1: Cần phải lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con:
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con theo quy định của pháp luật sẽ do hai bên tự thỏa thuận nhưng sẽ có một số nội dung cơ bản sau đây:
+ Tên, địa chỉ của các bên trong hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con.
+ Lý do tặng cho quyền sử dụng đất.
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên.
+ Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất.
+ Thời hạn sử dụng đất còn lại của chủ thể là bên tặng cho.
– Bước 2: Thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con tại Uỷ ban nhân dân hoặc Văn phòng công chứng nơi có đất tặng cho
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, hồ sơ công chứng chứng thực hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ cho con bao gồm các giấy tờ sau:
+ Phiếu yêu cầu công chứng.
+ Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
+ Bản sao giấy tờ tùy thân những loại sau đây:Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên; Sổ hộ khẩu.
+ Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho, cụ thể như sau:
Căn cứ vào tình trạng hôn nhân của chủ thể là người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
Những giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng cụ thể như là: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
+ Văn bản cam kết về đất được tặng cho là có thật.
– Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con tại Cơ quan đăng ký đất đai nơi có đất:
+ Sau khi đã có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và hợp đồng này đã được công chứng/chứng thực thì con sẽ nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ sẽ có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đất, hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể như sau: Đơn đăng kí biến động quyền sử dụng đất; Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn/ giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
+ Thẩm quyền thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con: Văn phòng đăng ký đất đai; hoặc Phòng Tài nguyên và môi trường thuộc quận, huyện, thị xã nơi có đất đề nghị sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Thời gian thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con:
Thời gian thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời gian thực hiện thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang con không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Đất đai 2013.
– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
– Luật Công chứng 2014.
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính Phủ.
– Thông tư 02/2015/TT-BTNMT.