Nước ta là nước có điều kiện địa hình và điều kiện khí hậu thích hợp cho việc trông trọt và phát triển một số loại cây công nghiệp lâu năm. Vậy các loại cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều ở nước ta và vấn đề phát triển như thế nào. Mời các bạn tham khảo bài viết Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là?
A. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, mía.
B. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, lạc.
C. cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, dừa.
D. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, thuốc lá
Đáp án: C.
Giải thích: Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa và chè.
2. Điều kiện phát triển và hiện trạng phân bổ cây công nghiệp lâu năm ở Việt Nam:
Điều kiện phát triển:
– Điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng các cây công nghiệp. Việt Nam chúng ta có nguồn tài nguyên về đất trồng các cây công nghiệp, chủ yếu ở đây thuộc nhóm đất feralit đất xám bạc màu trên phù sa cổ.
– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa. Đây là điều kiện giúp chúng ta đa dạng hóa cơ cấu cây trồng nguồn nước dồi dào bao gồm có cả nước mặt và nước ngầm đặc biệt nước ngầm có vai trò quan trọng cho việc tưới nước cho các vùng cây trồng cây công nghiệp lâu năm như vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
– Điều kiện kinh tế xã hội – nguồn lao động dồi dào và người dân ta đang có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cây công nghiệp; thị trường trong nước và ngoài nước đang được mở rộng công nghiệp chế biến sau thu hoạch đang ngày càng phát triển đường lối chính sách của nhà nước hỗ trợ cho người nông dân trong việc phát triển cây công nghiệp.
Hiện trạng và phân bố cây công nghiệp của nước ta:
Diện tích cây công nghiệp lâu năm lớn hơn so với diện tích cây công nghiệp hàng năm. Ở Việt Nam việc xuất khẩu cà phê, điều, hồ tiêu đứng hàng đầu thế giới năm 2018. Hồ tiêu Việt Nam đã xuất khẩu đến 105 nước và vùng lãnh thổ kim ngạch xuất khẩu, thu về 758,8 triệu USD cho cả nước
Sự phân bố của một số cây công nghiệp lâu năm kèm có thể nhìn thấy cây cà phê phân bổ ở vùng trồng cây cà phê nổi tiếng và lớn nhất của Việt Nam đó là vùng Tây Nguyên. Đặc Biệt tập trung nhiều ở tỉnh Đắk Lắk. Ngoài ra thì vùng thứ hai trồng nhiều cây cà phê của nước Việt Nam đó là vùng Đông Nam Bộ. Các cây công nghiệp lâu năm thứ hai là cây cao su vùng trồng cây cao su lớn nhất của Việt Nam đó là vùng Đông Nam Bộ, tiếp theo là vùng Tây Nguyên. Hồ tiêu cũng được trồng ở hai vùng đó là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thứ tư là cây điều, khu vực trồng cây điều chiếm diện tích trồng lớn nhất là ở vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn có ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, khu vựcTây Nguyên. Cây dừa trồng nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau đó đến Đông Nam Bộ và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Cây chè trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và ở khu vực Tây Nguyên
3. Bài tập trắc nghiệm kèm đáp án:
Câu 1: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng:
A. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
B. Tỉ trọng cây cây lương thực tăng, tỉ trọng cây công nghiệp giảm.
C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.
D. Tỉ trọng cây lúa tăng, tỉ trọng cây hoa màu giảm.
Đáp án: A.
=> Giải thích: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
Câu 2: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta, cây nào chiếm tỉ trọng cao nhất:
A. Cây lương thực
B. Cây hoa màu
C. Cây công nghiệp
D. Cây ăn quả và rau đậu
Đáp án: A.
=> Giải thích: Theo số liệu năm 2002, tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta theo thứ tự lần lượt là cây lương thực 60,8%, sau đó đến cây công nghiệp 22,7% và cuối cùng là cây ăn quả, rau đậu và cây khác (16,5%).
Câu 3: Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng:
A. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
B. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
C. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực và cây trồng.
D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
Đáp án: D.
=> Giải thích: Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng chủ yếu từ độc canh cây lúa sang đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và cây trồng khác.
Câu 4: Khu vực nào nước ta chủ yếu trồng lúa:
A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.
B. Các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc.
D. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.
Đáp án: A.
=> Giải thích: Ở nước ta cây lúa được trồng trên khắp cả nước nhưng nhiều nhất là ở các vùng đồng bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5: Nhiều giống lúa mới được trông mà:
A. Lúa được trồng rộng rãi trên khắp cả nước.
B. Cơ cấu mùa vụ đã thay đổi nhiều.
C. Đã hình thành được hai vùng trọng điểm lúa.
D. Cơ cấu ngành tròng trọt ngày càng đa dạng.
Đáp án: B.
=> Giải thích: Do trồng nhiều giống lúa mới nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, có vụ chín sớm, lúa chính vụ và lúa muộn.
Câu 6: Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp:
A. Diện tích đất trồng bị thu hẹp.
B. Công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.
C. Đã đảm bảo được lương thực thực phẩm.
D. Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.
Đáp án: C.
=> Giải thích: Việc đảm bảo được lương thực thực phẩm sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh trồng cây công nghiệp.
Câu 7: Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do:
A, Mang lại hiệu quả kinh tế cao
B, Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu
C, Đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất
D, Có điều kiện thuận lợi để phát triển
Đáp án: A
=> Giải thích: Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do tập trung sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Câu 8: Tại sao các cây công nghiệp lâu năm ở nước ta đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp?
A, Có giá trị kinh tế cao;
B, Có nguồn hàng xuất khẩu chủ lực
C, Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển
D, Tất cả các ý trên.
Đáp án: D
=> Giải thích: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của cây công nghiệp (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn lao động dổi dào; đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp). Cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên lệu cho công nghiệp chế biến, đem lại nguồn nông sản có giá trị xuất khẩu lớn thu nhiều ngoại tệ (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều).
Câu 9: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là
A. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.
B. Giống cây trồng còn hạn chế.
C. Thị trường có nhiều biến động.
D. Thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất
Đáp án: C
=> Giải thích: Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là Thị trường có nhiều biến động. Sản phẩm cây công nghiệp lâu năm là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta, khi thị trường thế giới nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm trong nước. Ví dụ như khi cà phê được giả, người dân đua nhau trồng cà phê, khi được mùa mất giá, giá cà phê thấp, người dân chặt bỏ cà phê; cây lâu năm cần có thời gian sinh trưởng và phát triển dài mới cho sản phẩm tốt vì vậy nếu giá cả bấp bênh sẽ rất ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất cây lâu năm.
THAM KHẢO THÊM: