Cây cối làm vỡ mái nhà bồi thường thế nào? Hỏi về việc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ranh giới giữa bất động sản liền kề.
Cây cối làm vỡ mái nhà bồi thường thế nào? Hỏi về việc bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ranh giới giữa bất động sản liền kề.
Tóm tắt câu hỏi:
Cây mít nhà ông A có 2/3 tán cây vươn sang trên mái bếp nhà ông B. Quả mít nhà ông A rơi xuống làm vỡ mấy tấm lợp bếp. Ông B đề nghị ông A chặt cành nhưng ông A không chặt nay ông B làm đơn lên xã thì tôi phải giải quyết như thế nào? Ai phối hợp cùng để giải quyết?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Điều 190 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác."
Khoản 2 Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 quy định ranh giới giữa các bất động sản như sau:
+ Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
+ Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
>>> Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra: 1900.6568
Đồng thời, Khoản 3 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Do đó, trong trường hợp này khi quả mít bên cây nhà ông A rơi làm vỡ tấm lợp bếp nhà ông B thì ông A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Như vậy, theo quy định trên, quyền sở hữu cây mít thuộc về ông A thì ông A có toàn quyền quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi cành cây mít vươn dài sang đất nhà ông B thì ông A có nghĩa vụ cắt, tỉa cành theo đề nghị của ông B. Nhưng trong trường hợp này ông A lại không chặt cành cây để xảy ra hậu quả (quả mít rụng làm vỡ mấy tấm lợp bếp nhà ông B ) thì ông B có quyền làm đơn kiến nghị tới Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi sinh sống để yêu cầu ông A chặt cành cây và bồi thường thiệt hại. Nếu không hòa giải được tại xã thì ông B có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi ông A đang sinh sống để yêu cầu bồi thường thiệt hại.