Tội chống phá cơ sở giam giữ là gì? Tội chống phá cơ sở giam giữ Tiếng Anh là gì? Cấu thành tội chống phá cơ sở giam giữ? Quy định về hình phạt đối với tội chống phá cơ sở giam giữ?
Chống phá cơ sở giam giữ là một trong số loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia có tính chất gây nguy hiểm cho xã hội. Phòng ngừa các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia là một trong những vấn đề cơ bản, quan trọng thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của loại tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia nói chúng và tội phạm về chống phá cơ sở giam giữ nói chung, việc có những chế tài cụ thể, rõ ràng đối với loại tội phạm này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan công quyền nhà nước điều tra và xử lý tội phạm. Tội chống phá cơ sở giam giữ là gì? Cấu thành và mức hình phạt mới nhất về tội chống phá cơ sở giam giữ sẽ được Luật Dương Gia thông tin đến bạn đọc trong bài viết dưới đây:
1. Tội chống phá cơ sở giam giữ là gì?
Tội chống phá cơ sở giam giữ được quy định tại Điều 119
1. Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Chống phá cơ sở giam giữ được hiểu là hành vi phá cơ ở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ với mục đích chống phá chính quyền nhân dân.
Tội chống phá cơ sở giam giữ là tội phạm được thực hiện bởi chủ thể có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, theo đó người bị coi là phạm tội chống phá cơ sở giam giữ khi thực hiện một trong số những hành vi như: phá cơ ở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ với mục đích chống phá chính quyền nhân dân.
2. Tội chống phá cơ sở giam giữ Tiếng Anh là gì?
Tội chống phá cơ sở giam giữ Tiếng Anh là: “Disruption of detention facilities”.
3. Cấu thành tội chống phá cơ sở giam giữ
Về khách thể:
Khách thể của tội chống phá cơ sở giam giữ là an ninh chính trị và an ninh xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời xâm hại đến hoạt động quản lý người bị giam, giữ, người bị dẫn giải của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành án hình sự
Đối tượng bị đưa vào cơ sở tạm giữ, tạm giam là những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc bị nghi là có hành vi nguy hiểm cho xã hội mà theo quy định của pháp luật phải bị cách ly hoặc tạm thời bị cách ly ra khỏi môi trường xã hội để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc đề giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội.
Các hành vi của các đổi thượng nhằm phá cơ sở giam giữ, tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ, đánh tháo người bị giam giữ, người bị áp giải hoặc trốn khỏi cơ sở giam giữ nhằm chống chính quyền nhân dân xâm phạm nghiêm trọng an ninh trật tự, không những cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự của các cơ quan chức năng mà còn tạo điều kiện cho những người phạm tội đã bị kết án phạt tù hoặc người bị nghi thực hiện tội phạm đang bị giam, giữ, bị dẫn giải thoát ngoài gây rối loạn xã hội, thậm chí là tiếp tục các hành vi phạm tội chống phá chính quyền nhân dân. Tội chống phá cơ sở giam giữ là một trong những tội phạm nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia.
Mặt khách quan của tội chống phá cơ sở giam giữ có một trong số các dấu hiệu sau:
– Có hành vi phá cơ sở giam giữ:
Giam giữ bao gồm tạm giữ, tạm giam theo tố tụng hình sự (là các biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự quy định trong Bộ luật tổ tụng hình sự); tạm giữ người theo thủ tục hành chính và thi hành án phạt tù.
Cơ sở giam giữ là nơi tổ chức việc giam giữ, để người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người bị kết án phạt tù (phạm nhân), bao gôm tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ thuộc đồn biên phòng (là nơi người theo thủ thế tổ hình sự), nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính (là nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính) và trại giam (là nơi giam giữ phạm nhân).
Phá cơ sở giam giữ là hành vi của người ở trong trại giam, trại tạm giam, phòng giam giữ (gọi chung là trai giam) hay ở ngoài trại giam phá hư hỏng trại giam bằng nhiều phương thức như đốt, gây nổ, đập phá,… Việc phá hoại trại giam có thể được tiến hành công khai hoặc lén lút (thông thường phá trại giam nhằm cứu người bị giam hoặc để trốn trại).
– Có hành vi tổ chức trốn khỏi cơ sở giam giữ
Là hành vi từ hai người trở lên ở trong hay ngoài trại giam có sự bàn bạc, chuẩn bị công cụ, phương tiện, cấu kết chặt chẽ với nhau, có ự phân công, chỉ huy, thực hành, lập kế hoạch… để tổ chức cho người bị tạm giữ trốn khỏi trại giam bằng nhiều thủ đoạn, phương pháp khác nhau, thực hiện bí mật hoặc công khai (nhưng không tiến hành phá trại giam hay tất công lực lượng bảo vệ, giám thị, người dẫn giải đế đánh tháo người bị giam giữ hoặc người bị áp giải.
là hành vi của người ở trong hay ngoài trại giam dùng vũ lực tấn công lực lượng canh gác, quản lý, dẫn giải hoặc dùng thủ đoạn lừa dối họ nhằm giải thoát cho người bị giam giữ hoặc người bị áp giải.
hành vi của người bị giam, giữ hoặc người bị dẫn giải thoát khỏi sự quản lý của người quản lý, lực lượng canh gác, lực lượng dẫn giải.
Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội chống phá cơ sở giam giữ phạm tội này với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi củ mình là gây nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của những hành vi chống đối cơ sở giam giữ và mong muốn để cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể:
4. Quy định về hình phạt đối với tội chống phá cơ sở giam giữ
Điều 119
Khung 1: Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Khung 2: Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng
Khung 3: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm áp dụng đối với trường hợp người chuẩn bị phạm tội này
Hình phạt bổ sung dối với tội chống phá cơ sở giam giữ
Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội chống phá cơ sở giam giữ còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cứ trú 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính bổ sung cho hình phạt chính, nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì
Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, nhưng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung.
Theo Điều 32 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định:
Hình phạt bổ sung bao gồm:
a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
b) Cấm cư trú;
c) Quản chế;
d) Tước một số quyền công dân;
đ) Tịch thu tài sản;
e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;
g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Người phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 BLHS năm 2015 cụ thể như:
Cấm cư trú (Quy định tại Điều 42 BLHS 2015 sửa đổi 2017)
– Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.
– Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Tước một số quyền công dân (Quy định tại Điều 44 BLHS 2015 sửa đổi 2017)
Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội chống phá cơ sở giam giữ có thể bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
– Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
– Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Quy định tại Điều 45 BLHS 2015 sửa đổi 2017)
Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma tuý, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.
Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Tội chống phá cơ sở giam giữ nói riêng, các tội phạm khác nói chung trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia có tỷ lệ phạm tội rất cao. Chính vì tính chất đặc biệt nguy hiểm mà bộ luật hình sự quy định hình phạt áp dụng đối với nhóm tội danh này rất nghiêm khắc.