Cấu thành tội nhận hối lộ theo quy định Bộ luật hình sự 2015. Tội nhận hối lộ theo quy định mới. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội nhận hối lộ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, luật sư có thể giải đáp cho cháu về các dấu hiệu của mặt chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan của tội nhận hối lộ được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 được không?
Luật sư tư vấn:
Hành vi nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Điều 1 Sắc lệnh số 223-SL ngày 17-11-1946 quy định: Công chức nhận hối lộ bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ. Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản.
Tuy nhiên, tội hối lộ lại chỉ phát triển trong những gia đoạn nhất định. Nếu trong thời kỳ đất nước tập trung cho hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thì tệ tham ô, hối lộ, tính chất, mức độ chưa nghiêm trọng như trong giai đoạn hiện nay khi mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cũng chính vì vậy, sau khi
Điều 354, Bộ luật hình sự 2015 quy định tội nhận hối lộ như sau:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Lợi ích phi vật chất.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
g) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”
Luật sư tư vấn cấu thành tội nhận hối lộ:1900.6568
Bộ luật hình sự 2015 hiện nay chưa có hiệu lực và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Cấu thành tội nhận hối lộ như sau:
– Chủ thể của tội phạm: người phạm tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn, nhưng lại không giống như người có chức vụ, quyền hạn trong tội tham ô tài sản. Nếu người có chức vụ, quyền phạm tội tham ô tài sản phải là người có liên quan đến việc quản lý tài sản, thì người có chức vụ, quyền hạn phạm tội nhận hối lộ không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội nhận hối lộ rộng hơn. Tuy nhiên, người phạm tội nhận hối lộ lại không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý mà là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
+ Người có chức vụ, quyền hạn là người đã được nêu ở phần khái niệm các tội phạm về chức vụ. Tuy nhiên, đối với chủ thể của tội nhận hối lộ có tổ chức, ngoài những người có chức vụ, quyền hạn còn có thể có những người không có chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội phạm nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức còn người thực hành nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn. Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. Những yêu cầu đó có thể là yêu cầu về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, người có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ phải là việc thực hiện công vụ. Nếu có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết yêu cầu cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất của họ, nhưng không phải là thực hiện công vụ thì không phải là nhận hối lộ.
+ Người có trách nhiệm đối với việc giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ là người được giao nhiệm vụ và do nhiệm vụ đó mà họ quyền đối với việc giải quyết yêu cầu của người khác. Việc xác định trách nhiệm của một người đối với việc giải quyết yêu cầu của người đưa hối lộ là rất quan trọng, vì trong thực tế không ít trường hợp người đưa hối lộ cứ tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có trách nhiệm giải quyết được yêu cầu của mình.
– Khách thể: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kì hình thức nào. Của hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc những lợi ích vật chất khác. Hình thức hối lộ có thể là người phạm tội trực tiếp nhận từ người đưa hối lộ hoặc qua một hay nhiều người trung gian.
– Hành vi nhận hối lộ cấu thành tội nhận hối lộ khi của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lí kỉ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội được quy định tại Mục I chương XXIII mà còn vi phạm. Hậu quả nghiêm trọng là những thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, xã hội hoặc lợi ích chính đáng của công dân.
– Lỗi cố ý trực tiếp.
Mục lục bài viết
1. Hành vi nhận hối lộ bị xử lý như thế nào?
Hối lộ còn gọi là mãi lộ, dân gian thường gọi là đút lót, là hành vi đưa tiền hoặc vật phẩm có giá trị hoặc những thứ khác khiến cho người nhận cảm thấy hài lòng để mong muốn người nhận hối lộ giúp đỡ thực hiện một hành vi trái pháp luật theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Đưa và nhận hối lộ là chuyện đã có từ lâu đời, ở bất kỳ quốc gia nào, bất kể trình độ nào, đặc biệt ở nước ta hiện nay thì nó là chuyện “nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có”, gây nên sự nhức nhối trong toàn xã hội.
1. Quy định về tội nhận hối lộ.
Tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự như sau:
“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
2. Các dấu hiệu của tội phạm.
a. Chủ thể.
Chủ thể của tội nhận hối hộ là người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận hối lộ. Như vậy, chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của người đưa hối lộ.
b. Dấu hiệu hành vi
Có sự thỏa thuận trước về việc đưa và nhận hối lộ (trực tiếp hoặc qua trung gian) giữa người đưa hối lộ và người có chức vụ, quyền hạn để thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Người có chức vụ, quyền hạn đã đồng ý nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất đó mà không phụ thuộc vào việc trên thực tế đã có việc giao hay nhận hay chưa.
Hậu quả của hành vi nhận hối lộ không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tức là dù hậu quả chưa xảy ra thì hành vi của người phạm tội vẫn cấu thành tội phạm.
c. Hình thức của hối lộ
– Hối lộ vật chất: tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (vàng, ngọc, ô tô, nhà đất …)
– Hối lộ phi vật chất: Hối lộ về việc cung cấp thông tin, hối lộ thành tích.
Để cấu thành tội phạm, giá trị lợi ích vật chất dùng để hối lộ tối thiểu phải là hai triệu đồng, trường hợp dưới 2 triệu đồng thì phải có thêm một trong những điều kiện như: Gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Nhận hối lộ bị xử phạt theo Điều 354 Bộ luật hình sự thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư: Anh trai tôi làm việc nhà nước, trong đợt làm nhà cho người dân theo chương trình nhà ở cho người dân tộc thiểu số, người dân có biếu cho anh tôi với số tiền 2,8tr. Bây giờ nếu ra Tòa thì anh tôi bị xét xử thế nào? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Bạn không nói rõ anh bạn có giữ chức vụ quyền hạn gì trong cơ quan nhà nước hay chỉ đơn thuần là người làm việc bình thường trong cơ quan nhà nước, tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự thì:
Điều 279. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, theo quy định tại luật này thì có thể anh trai bạn có thể bị xử lý theo khoản 1 điều này.
3. Hành vi nhận hối lộ có bị xử lý kỷ luật Đảng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi một hiệu trưởng trường học nhận hối lộ số tiền 8 triệu đồng của phụ huynh học sinh và ăn nói xúc phạm gọi nhân viên. Theo luật sư tội nhận hối lộ đó có nặng lắm không và ăn nói như vậy thì có vi phạm gì về điều lệ đảng viên không? Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: hành vi nhận hối lộ của hiệu trưởng nhà trường:
Điều 279 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung 2009 quy định tội nhận hối lộ như sau:
“Điều 279. Tội nhận hối lộ
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Các yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ như sau:
– Chủ thể: là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ quyền hạn.
– Hành vi khách quan: Hành vi khách quan của tội nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định của pháp luật. Tài sản hối lộ có thể là tiền, tài sản hoặc những lợi ích vât chất khác
+ Hình thức hối lộ: có thể là trực tiếp hoặc qua trung gian
– Của hối lộ: từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lsy kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội được quy định từ Điều 278 đến Điêu 284 Bộ luật Hình sự mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo thông tin bạn cung cấp, hiệu trưởng trường học có hành vi nhận hối lộ của phụ huynh học sinh với số tiền là 8 triệu đồng thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội nhận hối lộ.
Thứ hai:Hành vi xúc phạm nhân viên:
Theo thông tin bạn cung cấp, hiệu trưởng trường học có hành vi dùng những lời lẽ không hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhân viên, hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm a) Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
… “
Luật sư
Hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015”:
“Điều 121. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Ngoài ra, hiệu trưởng là Đảng viên còn bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ của Đảng, cụ thể theo Khoản 3 Điều 32 Quy định 181-QĐ/TW:
“3. Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân viên dưới quyền.
b) Là cấp dưới nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và đồng nghiệp.”
Nếu người hiệu trưởng vi phạm như trên và là Đảng viên thì sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng với hình thức tương ứng theo Quy định 181/QĐ-TW.