Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát, hỏng, người nộp thuế làm thủ tục để được cơ quan thuế cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Giấy chứng nhận đăng ký thuế là loại giấy tờ vô cùng quan trọng đối với mỗi đơn vị doanh nghiệp, công ty trong quá trình hoạt động. Đây là loại giấy tờ hỗ trợ và có tác dụng trong trường hợp doanh nghiêp hay công ty tiến hành thủ tục đóng thuế. Vạy nếu trong trường hợp giấy chứng nhận này bị rách, nát hay bị mất thì có thể được cấp lại hay không? Việc cấp lại đó sẽ được thực hiện như thế nào? làm tại đâu và hồ sơ ra sao. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải đáp được những vấn đề này
1.Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế 2016
+Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
1. Đối tượng đăng ký thuế được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:
+ Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, luật sư, công chứng hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
+ Đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế của lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, xã hội, xã hội-nghề nghiệp hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhưng không phải đăng ký doanh nghiệp qua cơ quan đăng ký kinh doanh; tổ chức của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; tổ hợp tác được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của Bộ Luật Dân sự (sau đây gọi là Tổ chức kinh tế).
+Tổ chức được thành lập bởi cơ quan có thẩm quyền không có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Tổ chức khác).
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài mua hàng hoá, dịch vụ có thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo; các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với đối tượng hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao; Chủ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng, Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngoài chỉ định quản lý chương trình, dự án ODA không hoàn lại (sau đây gọi là Tổ chức khác).
+ Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam (sau đây gọi là Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài).
+ Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam (sau đây gọi là Nhà cung cấp ở nước ngoài).
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho người nộp thuế khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuế riêng so với nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (trừ cơ quan chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân); Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc tổ chức, cá nhân được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay). Tổ chức chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế TNCN sử dụng mã số thuế đã cấp để khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khấu trừ, nộp thay.
+ Người điều hành, công ty điều hành chung, doanh nghiệp liên doanh, tổ chức được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tiếp nhận phần được chia của Việt Nam thuộc các mỏ dầu khí tại vùng chồng lấn, nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đại diện nước chủ nhà nhận phần lãi được chia từ các hợp đồng dầu khí.
+ Hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả cá nhân của các nước có chung đường biên giới đất liền với việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu (sau đây gọi là Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh).
+ Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân (trừ cá nhân kinh doanh).
+ Cá nhân là người phụ thuộc theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
+ Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu.
+ Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khác có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
2.Trình tự thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách
Đối với Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất hoặc rách nát thì người đã đăng ký giấy chứng nhận đăng ký thuế phải thực hiện thủ tục xin cấp lại. Đối với trình tự xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế thì bước đầu tiên cần thực hiện đó là người nộp thuế đã được Cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận Đăng ký thuế nhưng giấy chứng nhận Đăng ký thuế bị rách, nát thì Người nộp thuế phải làm văn bản đề nghị để yêu cầu cơ quan thuế cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế, văn bản này gửi cho Cơ quan thuế trực tiếp quản lý Người nộp thuế.
Đối với
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ/THẺ MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN/
THÔNG BÁO MÃ SỐ THUẾ
Kính gửi: …………………………………………………………….
1. Tên tổ chức, cá nhân (Ghi theo đăng ký thuế): ………………………………………………………….
2. Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………………………
3. Địa chỉ trụ sở chính (Ghi theo đăng ký thuế): …..……………………………………………………….
4. Lý do đề nghị cấp lại: ………………………………………………………………………………………….
Tôi xin cam đoan chịu trách nhiệm về việc khai báo và sử dụng mã số thuế.
Ghi chú:
– Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh không cần đóng dấu.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT/
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên)
3.Cách thức thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách :
3.1.Phương thức nộp hồ sơ
Sau khi chủ thể là cá nhân hay tổ chức làm xong
+Nộp trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thuế cấp: Chi cục Thuế.
+ Nộp thông qua hệ thống bưu chính.
3.2.Thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế
Đối với thành phần, số lượng hồ sơ thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách :
Thành phần hồ sơ, bao gồm các giấy tờ sau:
Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế bị rách, nát trong trường hợp bị rách hay nát
Đối với trường hợp bị mất thì cần có bản hình ảnh hoặc những thông tin cơ bản của giấy chứng nhận đăng ký thuế được cấp
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
3.3.Thời gian giải quyết thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất hay rách theo quy định pháp luật
Thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách:
Sau khi chủ thể xin cấp lại chứng nhận đăng ký thuế thuế chuẩn bị được bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm văn bản đề nghị xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất , rách thì sẽ nộp tại Cơ quan thuế thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký thuế. Kể từ thời điểm chủ thể là cá nhân hay tổ chức nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận nộp thuế thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Người nộp thuế.
3.4.Đối tượng giải quyết giải quyết thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách:
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách: Tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Thuế.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thuế.
3.5.Lệ phí giải quyết thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách:
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách: Giấy chứng nhận đăng ký thuế mới cho chủ thể xin cấp lại sau khi hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế được phê duyệt
Phí, lệ phí (nếu có) thủxin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất hay rách tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách : Đối với thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế sẽ không bị thu phí cấp lại.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có) thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách: ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ THUẾ/THẺ MÃ SỐ THUẾ CÁ NHÂN/THÔNG BÁO MÃ SỐ THUẾ
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có) thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất, rách: Không.
Như vậy, ta có thể thấy đối với nội dung liên quan đến thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất hay rách đều đã có những quy định rất cụ thể và rõ ràng về những nội dung như trình tự, thủ tục hồ sơ, thời gian giải quyết và lệ phí đối với thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận đăng ký thuế bị mất hay rách này. Hi vọng bài viết trên đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc giải quyết được vấn đề vướng mắc mà mình đang gặp phải