Hiện nay, nhu cầu bảo mật và bảo đảm an toàn thông tin mạng của người dùng rất cao, do đó số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng lên đáng kể. Điều này khiến các doanh nghiệp đặt ra câu hỏi có cần phải xin phép để thực hiện hoạt động trên hay không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng:
- 2 2. Sản phẩm an toàn thông tin mạng là gì ?
- 3 3. Có bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng không ?
- 4 4. Điều kiện xin cấp giấy phép nhập phẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng:
- 5 5. Hồ sơ xin cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng:
Trong trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng phải được cấp giấy pháp nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thì mới được thực hiện hoạt động thì trong bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, bắt buộc phải có “Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng”.
Theo đó, Đơn đề nghị cấp Giấy phép trên phải được soạn thảo theo Mẫu số 01: Đơn đề nghị cấp phép và mẫu giấy cấp phép quy tại Phụ lục II Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Bộ trường Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:
(TÊN DOANH NGHIỆP) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. | …, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
SẢN PHẨM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Kính gửi: Cục An toàn thông tin.
– Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
– Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
– Căn cứ
– Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương;
– Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng;
– Căn cứ Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 quy định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng;
(Tên doanh nghiệp) đề nghị Cục An toàn thông tin cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng với các nội dung sau:
Phần 1. Thông tin chung
1. Tên doanh nghiệp: ………..
2. Người đại diện theo pháp luật: ………..
3. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ……….do ………
cấp ngày … tháng … năm … tại ………
4. Địa chỉ trụ sở chính: ………..
5. Điện thoại: ……….. 6. Thư điện tử: ………..
7. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng số …. do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày … tháng … năm …..
Phần 2. Sản phẩm nhập khẩu
1. Tên sản phẩm: ……….
2. Ký hiệu: ………
3. Tính năng về an toàn thông tin: ……….
4. Mã HS: ……….
5. Số lượng: ………..
6. Hãng sản xuất: ………..
(Nếu có nhiều sản phẩm thì lập danh mục kèm theo đơn)
7. Mục đích nhập khẩu: ……….
8. Đối tượng và mục đích sử dụng: ………..
(Nếu chưa xác định được đối tượng sử dụng thì bổ sung phương án phân phối, dự kiến đối tượng sử dụng và bổ sung ngay sau khi xác định được đối tượng sử dụng)
Phần 3. Hồ sơ kèm theo
1. ………
2 ……….
3 ………
Phần 4. Cam kết
(Tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông về nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng./.
Nơi nhận: | NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
2. Sản phẩm an toàn thông tin mạng là gì ?
Sản phẩm an toàn thông tin mạng gần như là một khái niệm còn tương đối mới với đại bộ phận người dân. Tuy nhiên, trên thực tế, “an toàn thông tin mạng” cũng là một dạng sản phẩm có thể được các doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu nhằm cung cấp các giải pháp an toàn trên không gian mạng rộng lớn và phức tạp hiện nay.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 19 và khoản 20 Điều 3 Luật an toàn thông tin mạng năm 2018 thì sản phẩm an toàn thông tin mạng được hiểu là các sản phẩm thể hiện dưới dạng phần chứng hay phần mềm có khả năng bảo vệ thông tin mạng và hệ thống thông tin.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định số 53/2022/NĐ-CP, sản phẩm an toàn thông tin mạng được chia thành 3 nhóm lớn như sau:
Nhóm sản phẩm kiểm tra tính an toàn thông tin trên không gian mạng gồm: các thiết bị được định hình dưới dạng các phầm cứng hoặc phần mềm có mục đích sử dụng là để rà soát, kiểm tra và phân tích cấu hình, các hiện trạng của máy chủ, các dữ liệu nhật ký được lưu trên hệ thống từ đó phát hiện, cảnh báo các lỗ hổng thông tin và các điểm yếu mà hệ thống thông tin mạng đang gặp phải nhằm đưa ra kết luận là các đánh giá về rủi ro trong an toàn thông tin;
Nhóm sản phẩm giám sát tính an toàn thông tin trên không gian mạng gồm: các thiết bị được định hình dưới dạng các phần cứng hoặc phần mềm có mục đích sử dụng là để giám sát và phân tích các dòng dữ liệu đang được dẫn truyền trên hệ thống thông tin; thu thập nhật lý dữ liệu và đưa ra phân tích các thông tin này theo thời gian thực tế nhằm phát hiện các dữ liệu thông tin xấu, độc hại để đưa ra cảnh báo cho người dùng về những sự cố bất thường có khả năng gây ra các vụ tấn công độc gây mất an toàn trên không gian mạng;
Nhóm sản phẩm chống lại các cuộc tấn công, xâm nhập bất hợp khác trên không gian mạng bao gồm: các thiết bị được định hình dưới dạng phần cứng hoặc phần mềm có mục đích sử dụng là để ngăn chặn các đợt tấn công hoặc xâm nhập bất hợp pháp của các mã độc, các phần mềm độc hại nhằm phá hoại hệ thống thông tin người dùng.
3. Có bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng không ?
Trên thị trường hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nhập khẩu các sản phẩm an toàn thông tin mạng về kinh doanh và phân phối ở thị trường trong nước. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật an toàn thông tin mạng năm 2018 thì chỉ những doanh nghiệp nào nhập khẩu các sản phẩm an toàn thông tin mạng thuộc Danh mục sản phảm an toàn thông tin mạng nhập khẩu được ban hành kèm Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thì mới phải đề nghị xin cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.
Cụ thể, trong nhóm Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép quy định hàng chục sản phẩm chi tiết được phân thành 24 phân loại sản phẩm và xếp vào 5 nhóm chính bao gồm: Nhóm sản phảm an toàn cho thiết bị đầu cuối, nhóm sản phẩm an toàn lớp mạng, nhóm sản phẩm an toàn lớp ứng dụng, nhóm sản phẩm bảo vệ dữ liệu và nhóm sản phẩm loại khác.
Như vậy, việc xin giấy phép để thực hiện hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng không áp dụng cho mọi doanh nghiệp mà chỉ áp dụng với những doanh nghiệp thuộc trường hợp kể trên.
4. Điều kiện xin cấp giấy phép nhập phẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng:
Trong trường hợp, doanh nghiệp kinh doanh thuộc trường hợp phải xin cấp Giấy phép để thực hiện hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thì doanh nghiệp đó vẫn cần phải đáp ứng một số điều kiện để được tiến hành cấp phép. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật An toàn thông tin mạng năm 2018, các điều kiện kể trên gồm:
– Doanh nghiệp phải có giất phép kinh doanh sản phẩm an toàn thông tin mạng;
– Các sản phẩm an toàn thông tin mạng mà doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu phải được chứng nhận và công bố là hợp quy chuẩn theo quy định tại Điều 39 Luật An toàn thông tin mạng năm 2018;
– Việc nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng này phải được sử dụng đúng mục đích, chủ thể và đối tượng sử dụng sản phẩm đặc thù này không được gây phương hại đến nền an ninh quốc phòng và không ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
5. Hồ sơ xin cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT, trong bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng phải có một số giấy tờ như sau:
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy chứng nhận hoặc Giấy công bố sản phẩm an toàn thông tin mạng là hợp quy;
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt) các tài liệu chi tiết về thông số kỹ thuật và bản mô tả chức năng của các sản phẩm an toàn thông tin mạng mà doanh nghiệp muốn nhập khẩu;
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng được soạn thảo theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục II được ban hành kèm Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT.
Căn cứ pháp lý được sử dụng:
Luật An toàn thông tin mạng năm 2018;
Nghị định só 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của
Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 13/2018/TT-BTTTT ngày 15 tháng 10 năm 2018 của bộ trưởng bộ thông tin và truyền thông quy định danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng;
THAM KHẢO THÊM: