Kiểm định an toàn kĩ thuật phương tiện xe cơ giới là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu hoặc đánh giá định kỳ về tình trạng an toàn kĩ thuật, bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định pháp luật. Dưới đây là điều kiện, thủ tục cấp phép hoạt động kiểm định xe cơ giới có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cấp phép hoạt động kiểm định xe cơ giới:
Theo Nghị định 139/2018/NĐ-CP, điều kiện cấp phép hoạt động kiểm định xe cơ giới bao gồm:
(1) Điều kiện chung:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 139/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP), có quy định về điều kiện chung. Theo đó, tổ chức đáp ứng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực theo quy định tại Nghị định 139/2018/NĐ-CP và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động kiểm định phương tiện xe cơ giới.
(2) Điều kiện về cơ sở vật chất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 139/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP), có quy định về điều kiện cơ sở vật chất. Theo đó:
Thứ nhất, mặt bằng đơn vị kiểm định phương tiện xe cơ giới là nơi sử dụng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định cụ thể như sau:
-
Đối với đơn vị đăng kiểm phương tiện xe cơ giới có một dây chuyền kiểm định loại I thì diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng phục vụ cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
-
Đối với đơn vị đăng kiểm phương tiện xe cơ giới có một dây chuyền kiểm định loại II thì diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng phục vụ cho hoạt động kiểm định bắt buộc phải là 1500 m2;
-
Đối với đơn vị đăng kiểm phương tiện xe cơ giới có hai dây chuyền kiểm định thì diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng phục vụ cho hoạt động kiểm định bắt buộc phải là 2500 m2;
-
Đối với đơn vị đăng kiểm có số lượng từ 03 dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng phục vụ cho hoạt động kiểm định phương tiện xe cơ giới từ dây chuyền thứ 03 trở lên sẽ tăng thêm tương ứng với mỗi dây chuyền là không nhỏ hơn 625 m2.
Thứ hai, về xưởng kiểm định, cần phải đáp ứng điều kiện như sau:
-
Xưởng kiểm định phương tiện xe cơ giới chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I thì cần phải đáp ứng kích thước như sau:
-
Đối với xưởng kiểm định chỉ có duy nhất một dây chuyền kiểm định loại II thì cần phải đáp ứng điều kiện về kích thước như sau:
-
Đối với xưởng kiểm định phương tiện xe cơ giới có nhiều dây chuyền kiểm định khác nhau bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định phương tiện xe cơ giới không được nhỏ hơn diện tích 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định phương tiện xe cơ giới không nhỏ hơn diện tích 2,5 m;
-
Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định phương tiện cơ giới bố trí tại nhiều xưởng kiểm định khác nhau thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định bắt buộc phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền kiểm định (có thể là loại dây chuyền loại I hoặc loại dây chuyền loại II).
Thứ ba, dây chuyền kiểm định bắt buộc phải được bố trí và lắp đặt các trang thiết bị kiểm tra, thanh tra, dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Giao thông vận tải ban hành, bảo đảm kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành phương tiện, từng chi tiết của phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo đảm vấn đề vệ sinh môi trường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
(3) Điều kiện về cơ cấu tổ chức và nhân lực:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP), có quy định về điều kiện cơ cấu tổ chức, nhân lực để cấp giấy phép hoạt động kiểm định phương tiện xe cơ giới. Theo đó:
Thứ nhất, cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm phương tiện xe cơ giới bắt buộc phải có tối thiểu các bộ phận sau đây:
-
Bộ phận lãnh đạo, bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc, phụ trách đơn vị đăng kiểm phương tiện xe cơ giới để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị đăng kiểm; trong đó phải có tối thiểu ít nhất 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định phương tiện xe cơ giới căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 139/2018/NĐ-CP;
-
Bộ phận kiểm định, trong đó bao gồm: Phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên để tiến hành hoạt động kiểm tra, đánh giá tình trạng kĩ thuật của phương tiện trong quá trình tham gia giao thông;
-
Bộ phận văn phòng, trong đó bao gồm: nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác thực hiện công việc văn phòng, thực hiện hoạt động hỗ trợ quá trình kiểm định phương tiện.
Thứ hai, nhân lực của đơn vị đăng kiểm, trong đó bao gồm:
-
Có tối thiểu ít nhất 01 lãnh đạo đã ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 139/2018/NĐ-CP;
-
có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định phương tiện xe cơ giới;
-
Dây chuyền kiểm định phương tiện xe cơ giới bắt buộc phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên đảm bảo thực hiện đầy đủ các công đoạn kiểm định;
-
Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc liên quan.
2. Thủ tục cấp phép hoạt động kiểm định xe cơ giới:
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục B Phần II Thủ tục ban hành kèm theo Quyết định 701/QĐ-BGTVT năm 2023, có quy định về thủ tục cấp phép hoạt động kiểm định xe cơ giới như sau:
Bước 1: Đơn vị đăng kiểm có nhu cầu xin cấp phép hoạt động kiểm định xe cơ giới cần phải chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gửi về cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở Giao thông vận tải. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm về thời gian kiểm tra, đánh giá thực tế đơn vị đăng kiểm. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ không đầy đủ, không phù hợp theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thông báo cho tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày thông báo kiểm tra, đánh giá, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục kiểm tra, đánh giá trên thực tế. Kết quả đánh giá trong trường hợp này cần phải được lập thành biên bản. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc nếu đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định phương tiện xe cơ giới với mã số đơn vị đăng kiểm. Nếu kết quả kiểm tra, đánh giá không đạt yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc để tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm khắc phục sai sót, tiến hành kiểm tra và đánh giá lại.
Lưu ý thêm, việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả sẽ được thực hiện trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc thông qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức trực tuyến (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến).
3. Trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 139/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP), có quy định về vấn đề thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Theo đó, đơn vị đăng kiểm có thể bị thu hồi giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động kiểm định phương tiện xe cơ giới khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
-
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định phương tiện xe cơ giới được cấp do hành vi gian lận, làm đá các loại giấy tờ, tài liệu, hồ sơ;
-
Giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện hoạt động kiểm định phương tiện xe cơ giới có hành vi bị cố tình tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
-
Ngưng hoạt động kiểm định phương tiện xe cơ giới vượt quá thời gian 12 tháng liên tục;
-
Đơn vị đăng kiểm phương tiện xe cơ giới đã bị giải thể;
-
Bị đình chỉ toàn bộ hoạt động kiểm định phương tiện xe cơ giới quá hai lần trong khoảng thời gian 12 tháng liên tục.
THAM KHẢO THÊM: