Thông thường, hành khách khi đi máy bay sẽ quan tâm nhiều đến cửa hàng miễn thuế. Cửa hàng miễn thuế hay còn được gọi trong tiếng anh là Duty free shop, là địa điểm kinh doanh buôn bán các mặt hàng được hưởng ưu đãi miễn thuế địa phương. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì vấn đề cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cấp chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:
Hầu hết tại các sân bay luôn luôn có những cửa hàng kinh doanh mặt hàng miễn thuế. Tuy nhiên, để được kinh doanh hàng miễn thuế thì cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Việc nắm bắt quy định tại cửa hàng miễn thuế sẽ giúp cho quá trình mua sắm hiệu quả hơn. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của
(1) Cần phải đáp ứng điều kiện vị trí đặt cửa hàng miễn thuế. Cụ thể:
+ Trong các khu vực cách ly tại cửa khẩu quốc tế đường bộ, khu vực cách ly của ga đường sắt liên vận quốc tế, khu vực cách ly của cảng biển loại I, trong các khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế;
+ Trong khu vực nội địa;
+ Trên các phương tiện tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Kho chứa hàng miễn thuế được đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc cũng có thể được đặt nằm trong các khu vực cách ly, trong khu vực hạn chế, khu vực cửa khẩu, hoặc được đặt tại địa bàn thuộc phạm vi hoạt động hải quan trong khu vực ngoài cửa khẩu theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm phối hợp trong hoạt động phòng chống buôn lậu của cơ quan có thẩm quyền, phối hợp trong quá trình phòng chống hoạt động vận chuyển trái phép các loại hàng hóa qua biên giới.
(2) Cần phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị kỹ thuật và phần mềm. Theo đó, cần phải có phần mềm đáp ứng đầy đủ điều kiện yêu cầu quản lý phục vụ trong quá trình lưu giữ, quản lý các loại dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan liên quan đến tên hàng hóa, số lượng hàng hóa, tình trạng của hàng hóa, chủng loại của hàng hóa, thời điểm đưa các loại hàng hóa ra/vào khu vực lưu giữ, lưu giữ trong các cửa hàng miễn thuế, lưu giữ trong các kho chứa hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật, ghi nhận cụ thể chi tiết theo tờ khai hải quan và đối tượng mua hàng để quản lý theo Hệ thống quản lý giám sát các cửa hàng tự động.
(3) Cần phải đáp ứng điều kiện hệ thống camera. Theo đó, cần phải có hệ thống camera đáp ứng đầy đủ điều kiện kết nối trực tuyến với các cơ quan hải quan, thuận lợi cho các cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh giám sát được mọi vị trí của kho chứa hàng hóa miễn thuế, cửa hàng miễn thuế, quầy nhận hàng trong các khu vực cách ly vào tất cả các thời điểm trong ngày, dữ liệu về cấp hình ảnh đó cần phải được lưu giữ tối thiểu trong khoảng thời gian 06 tháng.
2. Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:
Quy trình cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế cũng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Để được kinh doanh hàng miễn thuế thì cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh mặt hàng này. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của
- Doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế còn phải chuẩn bị hồ sơ nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế thông qua nhiều hình thức khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền phải nộp thông qua đường bưu điện, nộp thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục hải quan;
- Trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục hải quan cần phải hoàn thành quá trình kiểm tra thành phần hồ sơ, kiểm tra thực tế tại các cửa hàng kinh doanh hàng hóa miễn thuế, kho chứa hàng hóa miễn thuế. Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra, cơ quan hải quan và các doanh nghiệp cần phải cùng nhau lập biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày hoàn thành quá trình kiểm tra thành phần hồ sơ và hoàn thành quá trình kiểm tra thực tế cửa hàng miễn thuế, kiểm tra kho chứa hàng miễn thuế, cơ quan có thẩm quyền đó là Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan cần phải cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế cho người nộp hồ sơ, hoặc cần phải có văn bản trả lời từ chối cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế trong trường hợp không đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và nêu rõ lý do chính đáng;
- Trong trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ, trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cần phải có văn bản thông báo yêu cầu các doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu quá 30 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày gửi thông báo tuy nhiên doanh nghiệp đó vẫn không có phản hồi bằng văn bản, không bổ sung theo yêu cầu, Tổng cục hải quan có quyền hủy hồ sơ.
3. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2016 điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, có quy định về thành phần hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế. Bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo mẫu do pháp luật quy định;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư, các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương;
- Sơ đồ thiết kế khu vực kinh doanh hàng miễn thuế, vị trí đặt cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, vị trí lắp đặt hệ thống camera;
- Giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do cơ quan công an cung cấp, ngoại trừ trường hợp cửa hàng miễn thuế nằm trong khu vực đã được công nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định sẽ bị tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định 68/2016/NĐ-CP, các trường hợp tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế sẽ bao gồm các trường hợp cơ bản như sau:
- Tạm dừng kinh doanh hàng miễn thuế theo đề nghị tạm dừng hoạt động của các doanh nghiệp;
- Khi thuộc đối tượng thu hồi giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế.
Khi thuộc trường hợp tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, quá trình tạm dừng cần phải tuân thủ theo thủ tục do pháp luật quy định. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền đó là Cục hải quan cấp tỉnh cần phải ra văn bản thông báo về vấn đề tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế. Sau khi ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, Cục hải quan cấp tỉnh cần phải tiến hành thủ tục kiểm tra xác nhận số lượng hàng tồn tại các cửa hàng miễn thuế và tại các kho chứa hàng miễn thuế, sau đó tiếp tục thực hiện thanh khoản đầy đủ các loại giấy tờ hải quan tạm nhập đối với trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế trong khoảng thời gian 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày có văn bản thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 68/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế;
– Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2016 điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế;
– Công văn 727/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về điều kiện kiểm tra, giám sát kho xăng dầu theo quy định tại Nghị định 67/2020/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: