Chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải được cấp cho các cá nhân là công dân mang tên Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam khi có nhu cầu. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải?
Mục lục bài viết
1. Cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải:
Trước đây, khi Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải còn hiệu lực, thì để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải, cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, cá nhân chỉ được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, đối với công dân mang quốc tịch Việt Nam thì bắt buộc phải có chứng minh thư nhân dân, đối với người nước ngoài và người Việt Nam đang định cư trên lãnh thổ nước ngoài bắt buộc phải có hộ chiếu kèm theo giấy phép cư trú trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 3 Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải;
-
Có hồ sơ hợp lệ căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải;
-
Nộp đầy đủ nghĩa vụ tài chính, tức là phí cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với quy định tại Điều 3 Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, có quy định về tiêu chuẩn nghề nghiệp. Theo đó, tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải bao gồm:
-
Đáp ứng điều kiện về trình độ học vấn, tức là có bằng tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên do các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc của nước ngoài cung cấp, chuyên ngành được đào tạo bắt buộc phải phù hợp với nội dung trong quá trình xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải;
-
Có ít nhất thời gian 03 năm làm việc và công tác trong ngành xin được cấp chứng chỉ, tức là ngành thiết kế phương tiện vận tải.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, có quy định về thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải. Theo đó, hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải cần bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu như sau:
-
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải;
-
Hai ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm chụp trong khoảng thời gian không vượt quá 06 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ;
-
Bản sao hợp pháp các loại văn bằng, chứng chỉ có liên quan đến nội dung xin cấp chứng chỉ hành nghề, nếu là văn bằng hoặc chứng chỉ do nước ngoài cung cấp thì bắt buộc phải được dịch ra tiếng Việt và có thực hiện thủ tục công chứng;
-
Bản khai kinh nghiệm chuyên môn theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
Tuy nhiên hiện nay, Quyết định 38/2005/QĐ-BGTVT đã hết hiệu lực và chưa có văn bản thay thế. Vì vậy, chưa có điều luật quy định cụ thể về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải. Tuy nhiên có thể đưa ra 01 số điều kiện cơ bản như sau:
-
Năng lực chuyên môn: Các cá nhân hoặc tổ chức phải có đội ngũ kỹ sư, đội ngũ kỹ thuật viên có đủ trình độ chuyên môn về thiết kế phương tiện vận tải;
-
Cơ sở vật chất: Phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu để thực hiện các hoạt động thiết kế;
-
Hồ sơ đăng ký: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải:
Quy trình và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ cần phải chuẩn bị bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau đây: Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải; giấy phép kinh doanh được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền; bằng cấp và chứng chỉ của đội ngũ kỹ thuật; giấy tờ chứng minh cơ sở vật chất; một số giấy tờ khác theo yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở Giao thông vận tải. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ sẽ xem xét, cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải trong khoảng thời gian 15 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp không cấp chứng chỉ thì cần phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Bước 3: Người được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải nộp lệ phí cấp chứng chỉ tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Tuy nhiên cần phải lưu ý, chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải có thể bị thu hồi khi thuộc một trong những trường hợp như sau: Có hành vi khai báo không trung thực trong thành phần hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải, có hành vi sửa chữa nội dung chứng chỉ hành nghề thiết kế phương tiện vận tải đã được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, hành nghề không đúng với nội dung ghi nhận trong chứng chỉ, cho người khác thuê hoặc mượn chứng chỉ trái pháp luật để hành nghề kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải và một số hành vi trái quy định pháp luật khác.
3. Cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 ban hành kèm theo Quyết định 877/QĐ-BGTVT năm 2023, có quy định về quy trình và thủ tục cấp Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế phương tiện thủy nội địa và Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa. Cụ thể như sau:
Bước 1: Tổ chức và cá nhân cần phải gửi hồ sơ đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế đến cơ quan có thẩm quyền đó là Cục đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm Việt Nam (thành phần hồ sơ sẽ được thực hiện theo quy định tại Mục 1 thủ tục hành chính ban hành kèm theo …).
Bước 2: Cục đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục đăng kiểm sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thành phần hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì sẽ hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ ngay trong ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc đối với trường hợp nhận hồ sơ thông qua hệ thống bưu chính hoặc thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến; nếu nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ thì sẽ đưa giấy hẹn trả kết quả.
Bước 3: Được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời gian 20 ngày làm việc (áp dụng đối với các loại thiết kế phương tiện đóng bằng vật liệu mới, công dụng mới, phương tiện chở khí hóa lỏng, phương tiện có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên, tàu cao tốc cho khách …) hoặc trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc (áp dụng đối với những trường hợp còn lại), Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc Chi cục Đăng kiểm cần phải hoàn thành quá trình thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn, nếu đạt yêu cầu thì sẽ cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế, cấp thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn; trong trường hợp không đạt yêu cầu thì cần phải thông báo bằng văn bản nêu rõ cách khắc phục. Trong khoảng thời gian 02 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận hồ sơ thiết kế đã khắc phục, nếu đạt yêu cầu thì sẽ tiếp tục cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; trong trường hợp không đạt yêu cầu thì trả lời cho các tổ chức và cá nhân tiếp tục khắc phục.
Bước 4: Tổ chức và cá nhân đề nghị thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn nộp giá dịch vụ, lệ phí theo quy định của pháp luật, nhận kết quả tại cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc nhận Chi cục Đăng kiểm hoặc nhận thông qua hệ thống bưu chính hoặc thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.
THAM KHẢO THÊM: