Cảnh sát hình sự được dừng phương tiện giao thông không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát hình sự được dừng phương tiện giao thông không?
Căn cứ Điều 87 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH quy định thẩm quyền của cảnh sát giao thông đường bộ như sau:
– Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
– Đối với người tham gia giao thông đường bộ có hành vi vi phạm quy định về giao thông thì cảnh sát giao thông sẽ tiến hành xử lý vi phạm.
– Tiến hành phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
Như vậy, cảnh sát giao thông là người được quyền dừng xe của người tham gia giao thông.
Căn cứ khoản 3 Điều 87 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH cũng quy định ngoài cảnh sát giao thông, các lực lượng cảnh sát khách cũng như công an xã có quyền phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết. Cụ thể gồm:
– Thanh tra giao thông vận tải:
Với nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông của tổ chức, cá nhân thì thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện đường bộ trong các trường hợp:
+ Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính.
+ Phát hiện phương tiện tham gia giao thông có một trong các dấu hiệu vi phạm sau:
- Vượt khổ giới hạn cho phép.
- Vượt quá tải trọng cho phép.
- Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ.
- Đổ đất, vật liệu xây dựng, phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.
Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra giao thông còn có quyền lập biên bản xử phạt người vi phạm.
(căn cứ Điều 15 Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT).
– Ngoài ra, các lực lượng sau được huy động để tuần tra, kiểm soát giao thông với Cảnh sát giao thông bao gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường và Công an xã.
Theo đó, các lực lượng trên tham gia khi:
+ Có các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát giao thông.
+ Thời gian diễn ra lễ kỷ niệm; sự kiện chính trị – xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao lớn.
+ Trong các trường hợp mà trật tự, an toàn giao thông gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
+ Khi tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông, tai nạn và ùn tắc giao thông có diễn biến phức tạp.
– Các lực lượng khác như quản lý thị trường, thanh tra bảo vệ môi trường, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…
Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, các lực lượng này cũng có thẩm quyền xử phạt đối với các vi phạm giao thông có liên quan đến lĩnh vực mà mình phụ trách.
Ngoài ra, tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM còn có lực lượng 141, lực lượng 363. Những lực lượng này là những tổ công tác liên ngành gồm: cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động; cảnh sát hình sự có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự; phòng chống tội phạm trong địa bàn. Lực lượng này được trang bị công cụ hỗ trợ, sử dụng biện pháp công khai kết hợp hóa trang để nhằm kiểm tra, xử lý các đối tượng nghi vấn; vi phạm tại các tuyến phố, nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Do đó, cảnh sát hình sự có được phép dừng phương tiện giao thông.
2. Cảnh sát giao thông đường dừng phương tiện khi nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định thẩm quyền được phép dừng phương tiện giao thông để kiểm soát như sau:
Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát khi:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
– Đối với các mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát phải tuân thủ, tiến hành xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra.
– Các văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Lưu ý: Trong các văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
– Nhận được tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
3. Khi bị yêu cầu dừng xe không đúng, người dân cần làm gì?
Thực tế, việc người dân đang tham gia giao thông bị cảnh sát giao thông hay những lực lượng khác bất ngờ yêu cầu dừng xe không đúng quy định diễn ra rất nhiều. Vậy trong trường hợp đó người dân cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Thứ nhất, người dân có thể thực hiện khiếu nại qua đường dây nóng về hành vi yêu cầu dừng xe không đúng thẩm quyền hay không đúng quy định của cảnh sát giao thông và các lực lượng khác.
Hiện nay, người dân có thể gọi điện đến đường dây nóng Bộ Công an: 06923.42593 để phản ánh tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng cảnh sát giao thông.
Thứ hai, thực hiện khiếu nại trực tiếp hoặc thực hiện khiếu nại bằng đơn đến có quan có thẩm quyền:
Nếu có căn cứ cho rằng lực lượng chức năng xử phạt không đúng thẩm quyền, không đúng quy định, người dân có quyền khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn.
Trước hết, người dân cần khiếu nại lần đầu đến chính người đã ra quyết định xử phạt vi phạm đối với mình.
Sau đó nếu không được giải quyết thì người dân thực hiện khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã xử phạt mình.
Dưới đây là
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: …………(1)
Họ và tên người khiếu nại:…………. ;
Địa chỉ:………… (2);
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân………….. , ngày cấp………… , nơi cấp:………….(3).
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại: …………… ;
Địa chỉ:………….(4);
Khiếu nại về việc…………. (5);
Nội dung khiếu nại …………. (6).
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo – nếu có).
| NGƯỜI KHIẾU NẠI |
Hướng dẫn viết đơn khiếu nại:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
– Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH Luật giao thông đường bộ.
Thông tư
Thông tư số 65/2020/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông.
Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT quy định quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành giao thông vận tải.