Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ liên quan đến phương tiện được điều khiển. Tuy nhiên, vấn đề cảnh sát giao thông được giữ CCCD người vi phạm không luôn là một trong những vấn đề được nhiều người dân quan tâm và thắc mắc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cảnh sát giao thông có được dừng phương tiện giao thông và kiểm tra giấy tờ của người tham gia giao thông không?
- 2 2. Cảnh sát giao thông có được giữ căn cước công dân của người vi phạm giao thông không?
- 3 3. Cảnh sát giao thông còn được giữ những giấy tờ nào khác của người vi phạm giao thông không?
- 4 4. Cảnh sát giao thông được tạm giữ căn cước công dân và giấy tờ của người vi phạm giao thông trong thời gian bao lâu?
1. Cảnh sát giao thông có được dừng phương tiện giao thông và kiểm tra giấy tờ của người tham gia giao thông không?
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 32/2023/TT-BCA, cán bộ cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dùng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành;
– Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
– Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Trong quá trình dừng phương tiện giao thông để thực hiện kiểm soát trong các trường hợp trên, cán bộ cảnh sát giao thông có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông xuất trình giấy tờ có liên quan đến mình hoặc thông tin của các giấy tờ có liên quan trong tài khoản định danh điện tử.
2. Cảnh sát giao thông có được giữ căn cước công dân của người vi phạm giao thông không?
Việc tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vi phạm giao thông được thực hiện theo quy định tại Điều 125, Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) (sau đây gọi tắt là “Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012”) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Khoản 2 Điều 82
-
Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
-
Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
-
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định.
Căn cứ tại khoản 2 của Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ giấy tờ có liên quan đến người điều khiển vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Các giấy tờ có liên quan đến người điều khiển phương tiện giao thông có thể là giấy tờ tuỳ thân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe,…
Như vậy, cán bộ Cảnh sát giao thông chỉ có quyền tạm giữ một trong các giấy tờ của người vi phạm giao thông, trong đó có căn cước công dân, chứ không được quyền giữ căn cước công dân hoặc bất kỳ loại giấy tờ tùy thân nào khác của người vi phạm giao thông.
3. Cảnh sát giao thông còn được giữ những giấy tờ nào khác của người vi phạm giao thông không?
Ngoài căn cước công dân hay giấy tờ tuỳ thân của người vi phạm giao thông, theo khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và điểm d Khoản 2 Điều 21 Thông tư 32/2023/TT-BCA, cán bộ Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự (trừ khi các giấy tờ đó có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan) trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền như sau:
– Giấy phép lái xe;
– Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Giấy đăng ký xe hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực (trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe) hoặc Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
– Giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định);
– Các giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt.
Nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm không có giấy tờ nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Cảnh sát giao thông được tạm giữ căn cước công dân và giấy tờ của người vi phạm giao thông trong thời gian bao lâu?
Theo khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thời hạn tạm giữ đối với giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm là không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Tuy nhiên, thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp trên đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ giấy tờ của người vi phạm giao thông được tính từ thời điểm giấy tờ bị tạm giữ thực tế và không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng
– Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông
THAM KHẢO THÊM: