Một đất nước có an toàn, vững mạnh hay không là phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của đội ngũ cảnh sát, công an nhân dân. Bất cứ ai trong chúng ta đều không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của những chiến sĩ cảnh sát cơ động đối với tình trạng an ninh xã hội. Vậy cảnh sát cơ động là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ động?
Mục lục bài viết
1. Cảnh sát cơ động là gì?
Cảnh sát cơ động là một cá nhân giữ một chức vị nhất định thuộc Bộ tư lệnh Cảnh sát cơ động của Bộ Công An Việt Nam thực hiện các chức năng, quyền hạn được cấp trên giao để nhằm mục đích chính là đảm bảo an ninh trật tự quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội, an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật hiện hành. Cảnh sát cơ động là một thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng với toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Hiểu một cách đơn giản thì cảnh sát cơ động là những người phục vụ nhân dân, quản lý và xử phạt những hành vi vi phạm luật giao thông để đảm bảo sự an toàn cùng trật tự giao thông trên từng địa bàn.
Cùng với các lực lượng vũ trang khác đây cũng là một trong những lực lượng vũ trang nòng cốt, sẵn sàng bảo vệ an ninh tổ quốc, an toàn xã hội cũng như bảo vệ nhân dân trong mọi tình huống tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra trên thực tế.
2. Thành phần của cảnh sát cơ động gồm những lực lượng nào?
Về thành phần, đội cảnh sát cơ động được cấu thành bao gồm những lực lượng cơ bản như sau:
– Đầu tiên cảnh sát cơ động sẽ được phân chia theo nhiệm vụ cùng chức năng bao gồm các lực lượng sau đây: Lực lượng đặc nhiệm cùng những đơn vị tác chiến, bảo vệ mục tiêu, lực lượng sử dụng và huấn luyện động vật nghiệp vụ ví dụ như chó nghiệp vụ,…
– Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động cùng lực lượng chiến sĩ cơ động công an trực thuộc thành phố, trung ương. Trong đó bao gồm các cơ quan bộ tư lệnh, các đơn vị trực thuộc các cấp cùng các cục nghiệp vụ.
– Và, cuối cùng là lực lượng cảnh sát cơ động và lính nghĩa vụ với nhiệm vụ chính là bảo vệ nhân dân, an ninh tổ quốc, chống tội phạm.
3. Nguyên tắc của cảnh sát cơ động:
Nguyên tắc hoạt động của cảnh sát cơ động được quy định cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Hoạt động của cảnh sát cơ động phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an; thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
Đây là nguyên tắc đầu tiên của cảnh sát cơ động. Ta thấy được rằng cảnh sát cơ động hay bất cứ một lực lượng vụ trang nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên, đặt dưới sự lãnh đạo, giám sát của Đảng để thực hiện nhiệm vụ.
Cảng sát cơ động là một đơn vị có những quyền hạn đặc biệt của Quốc gia, chính từ những quyền hạn đặc biệt này àm mỗi một chiến sĩ cảnh sát phải tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên và cần phải thực hiện nhiệm vụ trong đúng quyền hạn mình được giao theo quy định pháp luật.
– Thứ hai: Tất cả các chiến sĩ cảnh sát cơ động đều cần tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn và được đặt ra không chỉ đối với cảnh sát cơ động. Mỗi chiến sĩ hay bất cứ người dân nào của đất nước đều cần tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước ta. Với những chức năng đặc biệt và quan trọng của Cảnh sát cơ động thì nguyên tắc này tiếp tục được nhắc lại để mỗi một chiến sĩ tránh mắc phải sai lầm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Thứ ba: Kết hợp chặt chẽ tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục với cơ động ngăn chặn, trấn áp kịp thời các hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Khi cảnh sát cơ động thực hiện chức năng của mình trong việc giữ gìn an ninh trật tự, thì việc sảy ra xung đột cũng như sử dụng các biện pháp vũ trang là không thể tránh khỏi. Nhưng trước khi áp dụng các biện pháp vũ trang cảnh sát cơ động phải tuân thủ các nguyên tắc, nhằm mục đích để kịp thời vận động, giải thích, hoà giải để hạ mức dùng các biện pháp vũ trang xuống thấp nhất, tránh gây nguy hiểm cho người dân.
– Thứ tư: Cảnh sát cơ dộng dựa vào nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân và hệ thống chính trị; chịu sự giám sát của nhân dân.
Đây là một trong những nguyên tắc hết sức quan trọng của cảnh sát cơ động. Mặc dù đóng vai trò trong việc giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự xã hội nhưng các chiến sĩ cảnh sát cơ động vẫn phải dựa vào nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân và hệ thống chính trị. Đây cũng là một truyền thông tốt đẹp của dân tộc ta từ thời xưa. Chính dựa vào nguyên tắc này mà dân tộc ta mới đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và thắng lợi to lớn nhất đó là độc lập dân tộc. Bởi vì, có thể nói nhân dân tạo nên chính quyền và cảnh sát cơ động cũng là một đơn vị phục vụ nhân dân.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật cảnh sát cơ động năm 2022 quy định về nhiệm vụ của CSCĐ như sau:
– Thực hiện tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
– Sử dụng các biện pháp vũ trang là chủ yếu nhằm chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
– Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, có các hành vi đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức;
b) Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự;
c) Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
d) Tuần tra, kiểm soát để bảo đảm các hoạt động an ninh, trật tự.
– Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động.
– Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động cùng tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
– Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
– Thực hiện các nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định của đơn vị.
– Phối hợp, hỗ trợ cùng với các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; đấu tranh phòng, chống tội phạm; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của
Tại điều 10 Luật cảnh sát cơ động năm 2022 quy định về quyền hạn của cảnh sát cơ động như sau:
– Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Điều 15 của Luật cảnh sát cơ động.
– Được mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chống khủng bố, giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ;
b) Bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt; áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Sử dụng tàu bay do cấp có thẩm quyền huy động riêng cho Cảnh sát cơ động để kịp thời cơ động giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự.
– Ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
– Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Thực hiện huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam theo quy định tại Điều 16 của Luật cảnh sát cơ động và quy định của pháp luật có liên quan.
– Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân theo quy định tại Điều 13 của Luật cảnh sát cơ động để chống khủng bố, giải cứu con tin.
– Các quyền hạn khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật cảnh sát cơ động năm 2022.