Cảnh sát cơ động có được xử phạt giao thông? Các lỗi CSCĐ được xử phạt? Cơ động tuần tra về đêm được phép xử phạt những lỗi gì? Nếu lỗi vi phạm không thuộc phạm vi xử phạt hành chính của mình thì cảnh sát cơ động sẽ làm thế nào?
Khi tham gia giao thông, chắc hẳn bạn không ít lần thấy các Cảnh sát cơ động thực hiện nhiềm vụ đi trên đường, họ vẫy bạn lại và xử phạt hành chính với bạn. Bạn thắc mắc Cảnh sát cơ động có được xử phạt hành chính với mình và nhưng người khác hay không? Và Họ được quyền xử phạt những lõi gì? Qua bài viết này, Luật Dương gia sẽ giải đáp giúp bạn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cảnh sát cơ động là gì ?
- 2 2. Cảnh sát cơ động có được quyền xử phạt hành chính hay không?
- 3 3. Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- 4 4. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- 5 5. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- 6 6. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- 7 7. Đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
- 8 8. Nếu lỗi vi phạm không thuộc phạm vi xử phạt hành chính của mình thì cảnh sát cơ động sẽ làm thế nào?
1. Cảnh sát cơ động là gì ?
Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.Theo Điều 3 Pháp lệnh cảnh sát cơ động 2013
Với chức năng, vai trò như trên, cảnh sát cơ động có nhiệm vụ tổ chức tuần tra, kiểm soát hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội và tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định, trong đó có việc xử lý các hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ. Xem thêm tại Webike: https://news.webike.vn/canh-sat-co-dong-duoc-va-khong-duoc-xu-phat-nhung-vi-pham-giao-thong-nao.html
2. Cảnh sát cơ động có được quyền xử phạt hành chính hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi này là: Có
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 18 Thông tư 58/2015/TT-BCA về Xử lý vi phạm trong tuần tra, kiểm soát như sau:
“2. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát ra
Nghị định 100/2019/ND-CP đã quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt của cảnh sát cơ động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều được quy định tại Điều 74 của Nghị định này
Như vậy, Khi đang thực hiện nhiệm vụ, Cảnh sát cơ động có thẩm quyền xử phạt hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao
3. Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- Đua xe trái phép
- Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định,
- Bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư
- Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất
- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt. Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”;
- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
- Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
- Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển
- Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;
- Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.
- Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
- Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
- Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- Đua xe trái phép
- Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
- Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường. Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường
- Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt,
- Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
- Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
- Chở theo 02 người trên xe trở lên , trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
- Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
- Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn
- Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
- Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.
- Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
- Đi ngược chiều
- Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
- Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
- Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
- Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
- Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
4. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- Đua xe trái phép
- Đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;
- Vi phạm, không tuân thủ các biển chỉ dẫn
- Dừng xe đỗ xe không đúng nơi quy định
- Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
- Chạy xe trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng;
- Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
- Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
- Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “Cấm quay đầu xe”.
- Lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ;
- Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi phương tiện bị hư hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
- Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
- Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
- Điều khiển xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h, máy kéo đi vào đường cao tốc, trừ phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
5. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
- Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;
- Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
- Điều khiển xe đi vào đường cao tốc
- Các hành vi tương tự xe moto, xe gắn máy
6. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
- Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;
- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này;
- Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định
- Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội
- Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
- Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;
- đối với với tổ chức thực hiện các hành vi vi phạm
- với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định,
- Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông
- Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố, dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị làm nơi trông, giữ xe;
7. Đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
- Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;
- Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
- Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;
- đ) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định,
- Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách;
- Chở người trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý của xe;
- Hành hung hành khách. đón, trả hành khách trên đường cao tốc;
- Mang hóa chất độc hại, chất dễ cháy, nổ, hàng nguy hiểm hoặc hàng cấm lưu thông trên xe khách;
- Đu, bám vào thành xe; đứng, ngồi, nằm trên mui xe, nóc xe, trong khoang chở hành lý; tự ý mở cửa xe hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn khi xe đang chạy.
Như vậy, không chỉ cảnh sát giao thông được quyền xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm mà Cảnh sát cơ động cũng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với những lỗi thuộc phạm vi của mình
8. Nếu lỗi vi phạm không thuộc phạm vi xử phạt hành chính của mình thì cảnh sát cơ động sẽ làm thế nào?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 18 Thông tư 58/2013/TT-BCA quy định như sau”
“2. Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật là vi phạm hành chính thì cán bộ, chiến sĩ đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát ra
Như vậy nếu rơi vào các trường hợp không phải những lỗi mà cảnh sát cơ động được giải quyết thì sẽ lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn khi cần thiết và chuyển ngay cho người có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.