Gần đây theo thống kê của các nhà mạng, nhiều trường hợp người dùng nhận được cuộc gọi và tin nhắn của các đối tượng mạo danh đe dọa sẽ khóa thuê bao của khách hàng. Vì thế cần phải nâng cao cảnh giác với hình thức lừa đảo này.
Mục lục bài viết
1. Cảnh giác với hình thức lừa đảo khóa thuê bao điện thoại:
1.1. Dấu hiệu nhận biết chiêu thức lừa đảo khóa thuê bao điện thoại:
Chiêu thức lừa đảo quá thuê bao điện thoại hiện nay được các đối tượng lừa đảo sử dụng rất phổ biến. Các đối tượng liên tục sử dụng số điện thoại cá nhân để gọi cho người dân đe dọa sẽ bị khóa thuê bao điện thoại gây nên tâm lý lo lắng trong dư luận. Theo thống kê của các cơ quan chức năng ghi nhận được từ hệ thống tiếp nhận, quần chúng nhân dân phản ánh rất nhiều tin rác và cuộc gọi giác, hàng loạt người dùng điện thoại di động phản ánh liên tục về việc họ nhận được những cuộc gọi điện thoại đe dọa sẽ bị khóa thuê bao, mà không hề nắm bắt rõ lý do. Có thể nhận biết một số dấu hiệu của chiêu thức lừa đảo này như sau:
– Trước tiên thì các đối tượng lừa đảo liên tục thực hiện cuộc gọi thông báo với người dân rằng họ sẽ bị cắt dịch vụ và bị khóa thuê do những hành vi vi phạm quy định của pháp luật mà chúng đưa ra;
– Sau đó các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân ví dụ như họ và tên, thông tin về địa chỉ liên hệ và số căn cước công dân … để có thể được hỗ trợ kĩ thuật, sau khi nắm bắt được các thông tin của người dùng thì ngay lập tức các đối tượng lừa đảo sẽ hướng dẫn người dùng chuyển sang bước tiếp theo;
– Các đối tượng lừa đảo yêu cầu người dân thực hiện cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại hoặc cú pháp chuyển hướng cuộc gọi … nhầm thực hiện hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Sau khi chiếm quyền nhận cuộc gọi thì các đối tượng lừa đảo sẽ tiến hành hoạt động đăng nhập vào ứng dụng điện tử hoặc ứng dụng tài khoản mạng xã hội của người dùng để khai báo quên mật khẩu, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP. Từ đó thì các đối tượng lừa đảo dễ dàng chiếm đoạt được các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội, tài khoản liên kết với ví điện tử của người dân để chiếm đoạt tài sản trái quy định của pháp luật;
– Thông thường thì các đối tượng lừa đảo này sẽ mượn danh các tổng đài nhà mạng, mượn danh cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục an toàn truyền thông, Bộ thông tin và truyền thông … và một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Các đối tượng có thể báo danh là cán bộ nhân viên làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và làm việc trong các nhà mạng để gọi điện và thông báo số điện thoại của người dùng sẽ bị khóa vì nhiều lý do như chưa nộp phạt hoặc thuê bao sai thông tin …
Có thể nói, chiêu thức lừa đảo này đã và đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Thủ đoạn của những chiêu thức lừa đảo này vô cùng phức tạp và khó giải quyết được tận gốc và triệt để. Tại Việt Nam hiện nay thì theo thông báo của các cơ quan chức năng cho thấy cơ quan này đang cố gắng nỗ lực từng này nhằm hạn chế tối đa sự bùng nổ của các hình thức lừa đảo thông qua điện thoại và tin nhắn. Tuy nhiên tình trạng lừa đảo này vẫn diễn ra bởi các đối tượng lừa đảo lợi dụng thời điểm thuận lợi để đánh vào tâm lý lo sợ của người dân, nhiều người dân có thể sập bẫy các đối tượng lừa đảo này bất cứ lúc nào. Các thông tin về danh tính của nạn nhân sau khi bị lộ thì sẽ bị các đối tượng lừa đảo sử dụng vào các mục đích trái quy định của pháp luật. Một số người có thể bị đánh cắp và mất toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng, các đối tượng cũng có thể sử dụng những thông tin này của nạn nhân để tạo lập hồ sơ giả mạo, sau đó sử dụng hồ sơ giả mạo để thực hiện các phi vụ lừa đảo nghiêm trọng hơn ví dụ như mở quỹ tín dụng đen, vay bốn ngân hàng hoặc mở ví điện tử online … Hệ quả kéo theo rất nguy hiểm, thậm chí có thể dính vào vòng lao lý. Vì vậy cần phải hết sức cảnh giác với chiêu thức lừa đảo này.
1.2. Những khuyến cáo nâng cao cảnh giác với hình thức lừa đảo khóa thuê bao điện thoại:
Trước tình trạng nêu trên thì người dân cần phải nâng cao cảnh giác với chiêu trò lừa đảo khóa thuê bao điện thoại. Cơ quan chức năng hiện nay cũng đang khuyến cáo người dân cần phải có những biện pháp phòng tránh và nhận biết để tránh rơi vào bẫy của kẻ gian, cụ thể như sau:
– Người dân tuyệt đối không được làm theo bất kỳ yêu cầu nào từ các cuộc gọi lạ. Trước tình trạng hình thức lừa đảo quá thuê bao điện thoại ngày càng gia tăng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác và tuyệt đối không được làm theo bất cứ yêu cầu nào từ các cuộc gọi dưới mọi hình thức khác nhau;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến nghị rằng khi người dân nhận được các tin nhắn và các cuộc gọi lạ có dấu hiệu lừa đảo, thì người dân cần phải lưu lại bằng chứng và chứng cứ, tiến hành hoạt động nhắn tin hoặc ghi âm cuộc gọi, để phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao yêu cầu họ xử lý các thuê bao có dấu hiệu lừa đảo đó;
– Cung cấp đầy đủ bằng chứng và chứng cứ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là cơ quan công an nơi gần nhất đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
– Người dân cần phải nâng cao cảnh giác và tìm hiểu những tình huống có thể bị lừa đảo trên nhiều ứng dụng trang mạng xã hội khác nhau, nâng cao hiểu biết về hoạt động lừa đảo của các đối tượng lừa đảo công nghệ cao, người dân cần phải chủ động kiểm tra thông tin đã chuẩn hóa của các số thuê bao, xem thông tin đó đã chuẩn hóa hay chưa thông qua các công cụ và thông qua hướng dẫn từ nhà mạng;
– Chỉ thực hiện theo thông báo đã cập nhật của nhà mạng và thực hiện theo quy định về chuẩn hóa thông tin từ các tên chính thức của các doanh nghiệp viễn thông di động sử dụng cho mục đích nhắn tin và gọi điện;
– Người dân cần tìm hiểu chi tiết trước khi truy cập vào trang web bất kỳ hoặc gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động viễn thông để có thể được hướng dẫn và hỗ trợ;
– Đối với các thuê bao đã bị khóa hai chiều thì người dân cần phải trực tiếp đến các điểm giao dịch của nhà mạng để thực hiện hoạt động mở quá liên lạc, nếu như có hành vi xử phạt thì cần phải nộp phạt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không nộp và thông qua hình thức online và chuyển khoản đến bất kỳ số tài khoản nào.
2. Cách xác định tin nhắn định danh thuê bao điện thoại:
Trước tình trạng giả mạo các cơ quan quản lý nhà nước và giả mạo nhân viên của doanh nghiệp viễn thông để lừa đảo khách hàng thì người dân cần phải lưu ý hơn với những thủ đoạn lừa đảo đó. Một trong những biện pháp để xác định hoạt động lừa đảo này đó là xác định tin nhắn định danh thuê bao điện thoại. Người dân nên kiểm tra số điện thoại của mình đã được chuẩn hóa hay chưa theo quy định của pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau. Để biết chính xác về tin nhắn và cuộc gọi có phải từ nhà mạng mình đang dùng hay không thì người dân cần phải đối chiếu với tin nhắn định danh của từng nhà mạng cụ thể. Có thể kể đến các nhà mạng sau:
– Với thuê bao sử dụng mạng Viettel: Đầu số được định danh Viettel chăm sóc khách hàng (02462660198) sẽ thực hiện cuộc gọi tự động hoặc nhân viên tổng đài gọi điện trực tiếp cho khách hàng;
– Với thuê bao sử dụng mạng Vinaphone: Tên định danh Vinaphone hoặc từ các số điện thoại 0888.001.091 và 0911.001.091;
– Với thuê bao sử dụng mạng MobiFone: Từ số tổng đài chăm sóc khách hàng 9090;
– Với thuê bao sử dụng mạng Vietnammobile: Hiển thị cuộc gọi đến từ đầu số 0921.667.667.
3. Phải làm gì khi bị lừa đảo khóa thuê bao điện thoại?
Khi bị lừa đảo khóa thuê bao điện thoại thì nhiều người dè chừng không dám thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sợ ảnh hưởng đến danh dự và uy tín hoặc thậm chí là biết trước được kết quả sẽ không lấy lại được tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, cách duy nhất để có thể tìm ra kẻ lừa đảo cũng như lấy lại số tiền bị lừa đó là trình báo với cơ quan công an tại địa phương. Để giúp cho quá trình điều tra của cơ quan công an được thuận lợi thì nạn nhân cần phải cung cấp đầy đủ số điện thoại gọi đến và bản ghi âm hoặc tin nhắn lừa đảo cho phía cơ quan điều tra. Khi trình báo trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người trình báo cần phải kèm theo giấy tờ tùy thân ví dụ như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân … Đồng thời khai báo và thuật lại đầy đủ sự việc một cách trung thực. Có thể nói, lừa đảo với hình thức khóa thuê bao điện thoại là một chiêu thức lừa đảo tinh vi và tương đối khó để có thể truy tìm ra kẻ đứng đằng sau thực hiện hành vi này. Chính vì vậy thời gian giải quyết vụ việc lừa đảo này có thể diễn ra trong một thời gian dài và quá trình truy vết của cơ quan chức năng cũng gặp rất nhiều khó khăn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).