Nhiều đối tượng đã lợi dụng lòng tin và nhu cầu của người lao động muốn được cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID, nên đã tiến hành hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người lao động. Cần phải cảnh giác hơn nữa với chiều thức và thủ đoạn mạo danh hỗ trợ cấp lại mật khẩu ứng dụng bảo hiểm xã hội của các đối tượng này.
Mục lục bài viết
1. Cảnh giác thủ đoạn mạo danh hỗ trợ cấp lại mật khẩu VssID:
1.1. Nhận biết thủ đoạn mạo danh hỗ trợ cấp lại mật khẩu VssID:
Hiện nay tình trạng lừa đảo thông qua hình thức mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội để hỗ trợ dịch vụ cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID diễn ra vô cùng phổ biến. Vừa qua, cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đăng tải một số thông tin về tình trạng, một số đối tượng đã giả danh nhân viên của bảo hiểm xã hội Việt Nam để hỗ trợ và cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID khi người dân quên mật khẩu ứng dụng VssID nhằm mục đích lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của người lao động. Hệ quả của hiện tượng lừa đảo này vô cùng lớn và gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến uy tín và danh dự của cơ quan bảo hiểm xã hội. Cụ thể, một số đối tượng đã tự xưng là nhân viên của bảo hiểm xã hội cung cấp dịch vụ lấy lại mật khẩu cho người dân khi người dân quên mật khẩu ứng dụng VssID sau đó lừa đảo người dân, yêu cầu họ chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo. Nhận biết thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo này như sau:
– Một số người dân hiện nay do không nhớ mật khẩu của ứng dụng VssID nên đã đăng tải trên các trang mạng xã hội tìm kiếm phương thức lấy lại mật khẩu. Qua đó nhiều đối tượng đã tự giới thiệu mình là nhân viên tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam và tư vấn cho người dân rằng: “Chỉ có cổng thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam mới cấp lại được mật khẩu ứng dụng”, vì vậy nếu như người dân muốn lấy lại mật khẩu của ứng dụng này thì cần phải đặt cọc trước tiền và chuyển trực tiếp khoản tiền này thông qua số tài khoản cá nhân mà các đối tượng lừa đảo cũng cấp;
– Sau đó thì người dân sẽ nhận được mật khẩu, và để nhận được mật khẩu thì người dân phải lên hồ sơ đăng ký thông qua cổng thông tin điện tử bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhìn chung thì hồ sơ để lấy lại mật khẩu mà các đối tượng lừa đảo cung cấp sẽ bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân chụp ảnh hai mặt, mã số sổ bảo hiểm, thông tin cần thay đổi và địa chỉ tạm trú, thông tin về địa chỉ thường trú và số điện thoại cấp mật khẩu ứng dụng VssID, số tài khoản ngân hàng … Theo đó thì toàn bộ thông tin cá nhân của người dân sẽ bị lộ cho các đối tượng lừa đảo;
– Sau khi hứa hẹn sẽ lấy lại được mật khẩu ứng dụng VssID cho người dân, tạo lòng tin cho người dân thì các đối tượng lừa đảo này sẽ yêu cầu người dân chuyển một khoản tiền đặt cọc để đảm bảo đây là mã số sổ và mã số điện thoại của người dân, bảo đảm rằng những thông tin mà người dân cung cấp cho các đối tượng lừa đảo là chính xác và không có yếu tố gian dối, hoạt động chuyển tiền tài khoản này nhằm tránh trường hợp mượn hồ sơ rò rỉ thông tin và giả mạo hồ sơ của người, sau khi đã xác minh hồ sơ chính chủ thì sẽ cấp mật khẩu về số điện thoại của người dân và hoàn trả lại khoản tiền cọc mà người dân đã gửi.
Nhiều người nhẹ dạ cả tin và tin tưởng theo lời hứa hẹn của các đối tượng lừa đảo, người dân đã cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân và ảnh chụp căn cước công dân hai mặt, gọi điện thoại qua ứng dụng VssID mạng xã hội để được đối tượng hướng dẫn các bước tiếp theo lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID. Sau khi nhận được số tiền chuyển khoản của người dân thì các đối tượng lừa đảo sẽ biến mất. Đến lúc này thì người dân mới nhận biết rằng mình đã bị lừa. Có những người sau khi biết mình bị lừa thì mới liên hệ trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội và được trung tâm dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng của bảo hiểm xã hội Việt Nam hỗ trợ lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID mà không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào trên thực tế. Hiện nay tình trạng này vẫn diễn ra vô cùng phổ biến, bảo hiểm xã hội Việt Nam liên tục nhận được phản ánh qua tổng đài về hiện tượng một số đối tượng đã yêu cầu chuyển tiền để cấp lại mật khẩu ứng dụng khi tìm hiểu các đối tượng này thông qua mạng xã hội.
1.2. Phương thức cảnh giác thủ đoạn mạo danh hỗ trợ cấp lại mật khẩu VssID:
Để phòng chống và bảo vệ bản thân khỏi các hình thức lừa đảo nêu trên thì người dân cần phải có một số biện pháp cơ bản sau đây:
– Giữ bình tĩnh và không bị ảnh hưởng bởi những lời áp lực tâm lý và đe dọa của các đối tượng lừa đảo, không tin trực tiếp về những lời hứa hẹn của các đối tượng lừa đảo rằng họ sẽ lấy lại được mật khẩu ứng dụng VssID cho bản thân;
– Xác minh đầy đủ thông tin trước khi chuyển khoản, xác minh đầy đủ danh tính và thông tin của người gọi bằng cách gọi điện thoại trực tiếp vào số điện thoại chính thức quản lý nhân viên đó hoặc liên hệ trực tiếp với các cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua nhiều hình thức khác nhau để kiểm tra tính xác thực;
– Không cung cấp thông tin cá nhân hoặc bất kỳ một thông tin khác cho các đối tượng lừa đảo khi chưa biết rõ thông tin của các đối tượng này;
– Nếu nhận thấy cuộc gọi có dấu hiệu đe dọa hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo thì cần phải thông báo ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam và thông báo ngay cho cơ quan công an địa phương để được hỗ trợ và tư vấn;
– Cần phải lưu ý rằng các cơ quan quản lý nhà nước sẽ không bao giờ yêu cầu người dân chuyển tiền hoặc cung cấp những thông tin cá nhân hoặc thông tin cơ bản thông qua điện thoại một cách đột ngột mà không có văn bản thông báo trước.
2. Cần phải làm gì khi bị lừa đảo mạo danh hỗ trợ cấp lại mật khẩu VssID?
Khi bị lừa đảo thông qua hình thức mạo danh hỗ trợ cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID, người dân cần phải ngay lập tức liên hệ đến cơ quan bảo hiểm xã hội và nhận được sự hỗ trợ của trung tâm dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tại đây thì người dân sẽ được hỗ trợ cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID mà không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào. Ngoài ra, về phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công an, có khuyến cáo trong trường hợp người dân bị lừa đảo thông qua hình thức mạo danh hỗ trợ cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID thì cần dừng ngay việc chuyển tiền và chặn tất cả các liên lạc đối với đối tượng phạm tội, liên hệ ngay với ngân hàng và các tổ chức tài chính để báo cáo về hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản và yêu cầu dừng mọi giao dịch có liên quan. Nạn nhân cần phải thu thập đầy đủ bằng chứng và tài liệu để làm đơn tố giác tội cơ quan công an nơi cư trú gần nhất. Đồng thời thì cũng cần phải cảnh báo cho gia đình và bạn bè để họ có những biện pháp phòng ngừa các chiêu trò lừa đảo tiếp theo của những đối tượng này.
Trong trường hợp thông tin cá nhân ví dụ như số điện thoại hoặc giấy tờ tùy thân, căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, mã số sổ bảo hiểm xã hội, số tài khoản ngân hàng … đã bị lộ ra bên ngoài thì người dân cần phải báo cáo vi phạm dữ liệu cho các tổ chức tài chính và tạo một mật khẩu mới mạnh hơn, ngăn chặn và không trả lời bất kỳ ai mà mình không biết và cũng không truy cập vào bất cứ website liên kết nào đáng nghi ngờ. Nếu không may trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo mạo danh hỗ trợ cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID, thì người dân cần phải liên hệ ngay với các tổ chức về an toàn mạng và an toàn thông tin ví dụ như Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ công an, Cục an toàn thông tin của Bộ thông tin và truyền thông, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng của Bộ quốc phòng … để được hỗ trợ và giúp đỡ tốt nhất.
3. Cách hỗ trợ cấp lại mật khẩu VssID nhanh nhất:
Bảo hiểm xã hội Việt Nam liên tục thông tin với người dân rằng quá trình cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID sẽ không phải trả phí dưới bất kỳ hình thức nào. Do đó mọi trường hợp yêu cầu người dân phải trả phí giao dịch đều bị coi là hành vi lừa đảo. Tránh trường hợp tiền mất tật mang, khi quên mật khẩu ứng dụng VssID thì người dân có thể thực hiện theo các bước sau đây để lấy lại mật khẩu một cách nhanh nhất:
Bước 1: Người dùng sử dụng số điện thoại đã đăng ký tài khoản ứng dụng VssID gọi đến tổng đài bảo hiểm xã hội Việt Nam và liên hệ trực tiếp với trung tâm dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng qua số điện thoại 19009068, sau đó nhấn phím số 8 để lựa chọn chức năng cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID và làm theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Bước 2: Cung cấp mã số bảo hiểm xã hội. Mã số bảo hiểm xã hội trong trường hợp này sẽ được coi là tài khoản ứng dụng VssID cần lấy lại mật khẩu.
Bước 3: Tiến hành thủ tục cấp lại mật khẩu bảo hiểm xã hội. Hệ thống của bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ kiểm tra số điện thoại và mã số bảo hiểm xã hội mà người dân cung cấp. Nếu trong trường hợp thông tin chúng có với dữ liệu do bảo hiểm xã hội Việt Nam đang quản lý trên hệ thống thì tổng đài sẽ đọc mật khẩu mới cho người dùng. Nếu như thông tin không trùng khớp với dữ liệu do cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam đang quản lý trên hệ thống thì tổng đài sẽ thông báo và cần phải thực hiện lại. Lưu ý cước phí trong cuộc gọi này sẽ được tính là 1.000 đồng/phút.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).