Hoạt động công chứng diễn ra để đảm bảo tính xác thực, chính xác về mặt pháp lý khi các bên tiến hành ký kết giao dịch, hợp đồng. Vậy, Cản trở người khác đi công chứng giấy tờ bị phạt thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Cản trở người khác đi công chứng giấy tờ bị phạt thế nào?
- 2 2. Cán bộ trại giam có quyền cản trở quyền công chứng của cá nhân đang bị tạm giam để công chứng hợp đồng mua bán nhà không?
- 3 3. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở tư pháp trong việc xử lý hành vi cản trở người khác đi công chứng giấy tờ:
1. Cản trở người khác đi công chứng giấy tờ bị phạt thế nào?
Hiện nay công chứng được hiểu là hoạt động của công chứng viên trong một tổ chức hành nghề công chứng hợp pháp chứng nhận tính xác thực của hợp đồng, giao dịch dân sự mà các bên tiến hành ký kết với nhau bằng văn bản. Thông thường các bên sẽ thiết lập hợp đồng hoặc các giao dịch dân sự ghi nhận thống nhất sự thỏa thuận với nhau. Công chứng viên khi tiến hành công chứng những văn bản giấy tờ này phải đảm bảo được tính chính xác, hợp pháp, không đi ngược lại với đạo đức xã hội; khi tiến hành dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam phải đảm bảo sự chính xác về mặt hình thức và nội dụng của văn bản, hợp đồng. Hoạt động này phải nằm trong khuôn khổ của quy định của pháp luật, phải công chứng dựa trên sự tự nguyện yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức.
Công chứng giấy tờ là quyền của công dân để đảm bảo quyền lợi của mình vì vậy tại Luật công chứng đã nghiêm cấm những hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện một số hành vi vi phạm dưới đây:
+ Cá nhân, tổ chức có bất kỳ hành động giả mạo người yêu cầu công chứng;
+ Khi yêu cầu công chứng tại các văn phòng hoặc tổ chức công chứng nhưng lại cung cấp những thông tin, nguồn tài liệu sai sự thật vì mục đích lừa dối hoặc trục lợi cho cá nhân nên sử dụng những giấy tờ văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
+ Để có thể thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật mà sử dụng người làm chứng người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực khi cung cấp các thông tin cho công chứng viên thực hiện hoạt động này;
+ Nhận thấy có hành vi cản trở hoạt động công chứng của các cá nhân khác;
Như vậy, theo khoản 2 của Điều 7 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng thì hành vi cản trở hoạt động công chứng của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và nếu cố tình thực hiện sẽ áp dụng mức xử phạt theo đúng quy định. Để điều chỉnh hành vi liên quan đến vi phạm quy định về công chứng hợp đồng giao dịch, bản dịch thì tại Điều 12 của
– Theo đó, đối với một trong các hành vi dưới đây thì mức phạt tiền sẽ được áp dụng đối với cá nhân tổ chức lần thứ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
+ Hành vi cố tình tẩy xóa, sửa chữa để làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để được công chứng hợp đồng giao dịch bản dịch hành vi vi phạm pháp luật sẽ nằm trong mức xử phạt nêu trên;
+ Cố tình sử dụng những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp mà những văn bản này đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung yêu cầu công chứng hợp đồng, bản dịch, giao dịch;
– Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng sẽ được áp dụng nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm như:
+ Cung cấp các thông tin thể hiện sự gian dối, không trung thực khi làm chứng hoặc giữ vị trí là người phiên dịch;
+ Một người giữ chức năng, vị trí là người phiên dịch tuy nhiên lại cố tình đưa những thông tin hoặc dịch bản dịch không chính xác, không phù hợp với giấy tờ văn bản cần dịch.
– Đối với hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, bản dịch, giao dịch sẽ áp dụng mức phạt tiền cao nhất đó là lên đến 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Một trong các hành vi dưới đây sẽ được áp dụng mức phạt tiền này như:
+ Có hành động giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; để thực hiện hành vi trái pháp luật mà nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch một cách giả mạo.
Cá nhân không có quyền được yêu cầu công chứng nhưng lại giả mạo chữ ký người yêu cầu công chứng để thực hiện hành vi này;
+ Yêu cầu công chứng viên công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo;
+ Đưa ra nguồn thông tin tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng giao dịch hoặc để công chứng bản dịch. Cá nhân không chỉ bị áp dụng mức phạt tiền nêu trên mà hình thức xử phạt bổ sung cũng như biện pháp khắc phục hậu quả cũng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm này. Đối với từng hành vi cụ thể cá nhân có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật là giấy tờ hoặc những văn bản đã có sự tác động chủ quan như tẩy xóa, sửa chữa để làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều 12.
Biện pháp khắc phục hậu quả được kể đến đối với hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, bản dịch, giao dịch đó là buộc tổ chức ngành nghề công chứng đang lưu giữ hồ sơ công chứng có trách nhiệm thông báo cho cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, cũng như các điểm a, b và c khoản 3 của Điều này.
Tổ chức hành nghề công chứng khi tiến hành lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Sở tư pháp nơi đặt trụ sở về bản dịch đã được công chứng quy định tại khoản 1 và điểm d khoản 3 của Điều này Có trách nhiệm trong việc kiến nghị cơ quan tổ chức người có thẩm quyền xem xét và xử lý đối với những giấy tờ văn bản đã bị cá nhân tổ chức tài sản sửa chữa cố tình làm sai lầm nội dung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng.
Với quy định nêu trên, hành vi cản trở người khác đi công chứng giấy tờ là hành vi bị nghiêm cấm theo luật công chứng đã quy định. Trường hợp cố tình cản trở hoạt động công chứng thì sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
2. Cán bộ trại giam có quyền cản trở quyền công chứng của cá nhân đang bị tạm giam để công chứng hợp đồng mua bán nhà không?
Theo Luật Đất đai năm 2013 đã ghi nhận việc các cá nhân tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải thông qua công chứng của chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp một bên đang là tổ chức kinh doanh bất động sản. Có thể tiến hành việc mua bán chuyển nhượng đất đai thì đảm bảo một số điều kiện như đã đã đảm bảo được cấp sổ tại cơ quan có thẩm quyền một cách hợp pháp, sử dụng không có tranh chấp với bất kỳ một cá nhân tổ chức nào, và đương nhiên cũng phải đảm bảo về điều kiện quyền sử dụng đất không được sử dụng để kê biên đảm bảo thi hành án và đang trong thời hạn sử dụng đất thì hoàn toàn được đủ điều kiện để tiến hành chuyển nhượng. Trường hợp cá nhân đang bị tạm giam để cơ quan điều tra tiến hành hoạt động tố tụng hình sự nếu thấy rằng nhà đất này có đầy đủ các điều kiện nêu trên thì không có quyền được ngăn cản chủ tài sản thực hiện quyền này dù đang bị tạm giữ hay tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù.
Khi đó theo khoản 2 của Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 thì công chứng hợp đồng các giao dịch hoặc bản dịch có thể thực hiện tại chính cơ sở giam giữ, nơi chủ tài sản đang bị tạm giam, tạm giữ, nơi họ đang chấp hành án phạt tù.
Cũng trong quy định tại điều này thì hoạt động công chứng khi thực hiện bên ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng sẽ được diễn ra trong những trường hợp như cá nhân là người yêu cầu công chứng già yếu không thể tự ý lại được; người đang bị tạm giam, tạm giữ; họ đang thi hành án phạt tù hoặc các cá nhân trình bày được lý do chính đáng khác không thể trực tiếp đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Như vậy trường hợp cá nhân đang bị tạm giam hoàn toàn có quyền được tiến hành việc công chứng hợp đồng mua bán nhà và cán bộ trại giam cũng không được phép cản trở hoạt động này. Nếu cán bộ trại giam cố tình có hành vi vi phạm cản trở người bị tạm giam tiến hành công chứng giấy tờ thì có thể sẽ bị áp dụng mức phạt tiền đã phân tích tại Mục 1 của bài viết này.
3. Thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở tư pháp trong việc xử lý hành vi cản trở người khác đi công chứng giấy tờ:
Theo ghi nhận tại khoản 4 của Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì Chánh Thanh tra Sở tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra truyền hình Cục bổ trợ tư pháp, Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực được trao thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt dưới đây:
– Cá nhân có thể áp dụng hình thức cảnh cáo đối với hành vi vi phạm trong việc cản trở người khác như tiến hành công chứng giấy tờ;
– Chánh Thanh tra Sở tư pháp có quyền trong việc áp dụng mức phạt tiền 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp hôn nhân và gia đình; Còn trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự thì có thể áp dụng mức phạt tối đa lên đến 20 triệu đồng; hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp thì mức tối đa cá nhân là Chánh Thanh tra Sở tư pháp được áp dụng đó là 25 triệu đồng;
– Bên cạnh đó, người đang giữ chức vụ này có thể áp dụng hình thức xử phạt đó là đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề giấy đăng ký hành nghề thẻ tư vấn viên pháp luật để công chứng viên thể thừa phát lại tại cộng tác viên trợ giúp pháp lý;
– Tiến hành áp dụng tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; nếu trên thực tế xác định được giá trị của tang vật, phương tiện này không vượt quá mức tiền phạt đã được quy định tại điểm b của Khoản 4 Điều 84 Nghị định này. Với những hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực khác nhau thì mức phạt tiền cũng sẽ có sự khác nhau. Có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Như vậy, cá nhân có hành vi cản trở người khác đi công chứng giấy tờ có thể sẽ bị Chánh Thanh tra Sở tư pháp áp dụng mức phạt tiền lên tới 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật Công chứng;
–