Hành vi cân điêu, cân thiếu đã trở thành nỗi bức xúc của người tiêu dùng từ bấy lâu nay. Theo quy định hiện nay thì hành vi cân điêu, bán thiếu cho khách sẽ bị xử lý thế như nào?
Mục lục bài viết
1. Cân điêu, bán thiếu cho khách sẽ bị xử lý như thế nào?
1.1. Cân điêu, bán thiếu cho khách sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Câu hỏi: Chị Hương ở Hưng Yên đặt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp như sau:
Gần đây tại khu chợ nơi tôi sinh sống xảy ra tình trạng tiểu thương cố tình làm sai lệch số cân để cho khách hàng phải trả nhiều tiền hơn. Tình trạng này rất phổ biến, đặc biệt là trong mua bán hải sản. Họ dùng một số thủ đoạn như cân bị sai kết quả, quấn túi bóng nhiều vào càng cua hay như là bơm nước vào trong bụng của mực hoặc tôm. Hành vi buôn bán như vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của địa phương tôi. Vậy tôi muốn hỏi luật sư là hành vi cân điêu hay bán thiếu như vậy có bị xử lý không và xử lý ra sao?
Chào chị Hương, cảm ơn chị Hương đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật chúng tôi xin đưa ra câu trả lời giải đáp câu hỏi của chị như sau:
Hành vi cân điêu, cân thiếu đã trở thành nỗi bức xúc của người tiêu dùng từ bấy lâu nay. Tình trạng cân điêu, cân thiếu đã rất phổ biến tại các chợ truyền thống là các mặt hàng: thịt, cá, hải sản, hoa quả, rau xanh… Đặc biệt, ăn bớt trắng trợn nhất phải kể đến đối tượng bán hàng cho các khách vãng lai, khách du lịch. Nhiều khách hàng cho biết, mua hàng bây giờ thiếu cân là chuyện thường ngày bởi tất các loại từ cân móc, cân đĩa đến cân điện tử đều đã bị điều chỉnh, can thiệp theo hướng làm lợi cho người bán hàng. Do đó, hành vi cân điêu, cân thiếu sẽ bị xử lý ra sao?
Cân điêu, cân thiếu đã có chế tài xử lý theo pháp luật trước đây như sau:
Hiện nay, trường hợp cân điêu, cân thiếu hàng hàng hóa cho khách có thể bị xử phạt vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 02 được quy định tại khoản 2 Điều 14
Hành vi vi phạm về phép đo trong mua, bán hàng hóa mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch quá phạm vi sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp mà:
– Phạt 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi gian lận với số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10 triệu đồng
– Phạt 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi gian lận với số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10 – 50 triệu đồng
– Phạt 20 – 40 triệu đồng đối với hành vi gian lận với số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50 – 100 triệu đồng
– Phạt 40 – 60 triệu đồng đồng đối với hành vi gian lận với số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100 – 200 triệu đồng
– Phạt từ 01 – 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp đối với hành vi gian lận với số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200 – 300 triệu đồng
– Phạt từ 02 – 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp đối với hành vi gian lận với số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300 – 400 triệu đồng
– Phạt từ 03 – 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp đối với hành vi gian lận với số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400 – 500 triệu đồng
– Phạt từ 04 – 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp đối với hành vi gian lận với số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500 triệu đồng
Mức phạt tiền được quy định tại Nghị định này đó là áp dụng đối với tổ chức. Tuy nhiên, đối với cá nhân nếu cũng có hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt được xác định bằng một nửa so với mức phạt của tổ chức.
Như vậy, nếu trường hợp cá nhân vi phạm các hành vi tương tự thì sẽ bị phạt tiền bằng nửa mức phạt nêu trên. Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 119/2017 sửa đổi bổ sung 126/2021/NĐ-CP.
1.2. Cân điêu, bán thiếu cho khách có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đối với hành vi cân điêu, cân thiếu cho khách thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa dối khách hàng theo quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, người nào có hành vi gian lận trong việc mua, bán hàng hóa mà cân, đong, đo, đếm hàng hóa hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Người có hành vi gian lận đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Thu lợi bất chính có giá trị từ 05 đến dưới 50 triệu đồng.
Nếu trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì người phạm tội sẽ bị phạt tiền có giá trị từ 100 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm nếu:
– Thực hiện hành vi có tổ chức;
– Thực hiện hành vi có tính chất chuyên nghiệp;
– Dùng thủ đoạn xảo quyệt để thực hiện hành vi;
– Thu lợi bất chính có giá trị 50 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
2. Tại sao có quy định nhưng rất ít trường hợp bị phạt vì cân điêu bán thiếu?
Hiện nay, việc cân điêu, bán thiếu vẫn đang diễn ra hàng ngày và người tiêu dùng thì vẫn đang chịu thiệt thòi về nó. Trường hợp khi phát hiện ra cửa hàng, tổ chức kinh doanh hiện đang có hành vi gian lận trong cân đo thì người dân có thể trình báo cho cơ quan có thẩm quyền như: UBND, Cục Quản lý thị trường, công an nơi có trụ sở của cửa hàng, tổ chức đang có hành vi phạm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.
Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế, trường hợp một cá nhân nào đó khi phát hiện ra hành vi này thì người dân sẽ chọn cách cãi nhau với người bán hàng sau đó thỏa thuận lại về giá cả hoặc trả lại hàng. Mặc khác, người dân cũng không thực hiện tố giá tội phạm đối với việc tố giác hành vi sai phạm với cơ quan chức năng bởi có thể họ nghĩ rằng giá trị của hàng hóa cân thiếu không quá lớn, thường chỉ vài nghìn cho đến mấy chục nghìn.
Đây có lẽ chính là nguyên nhân dẫn đến việc mặc dù pháp luật vẫn có quy định nhưng trên thực tế thì số vụ việc vi phạm về cân đong hàng hóa bị xử lý vẫn chưa đáng kể. Từ đó sẽ gây thiệt hại và dẫn đến việc mất lòng tin cho người tiêu dùng. Đồng thời nó còn ảnh hưởng bất lợi cho cả những người kinh doanh chân chính khác.
Vì vậy, nếu trường hợp khi phát hiện có hành vi vi phạm, người dân nên tố giác đến cơ quan chức năng để bảo về quyền lợi chính đáng cho bản thân.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn không?
Theo điểm c khoản 2 Điều 35 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân như sau:
– Quyết định đình chỉ đối với hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
Căn cứ quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn đối với người bán dùng cân đồng hồ lò xo thiếu ký để cân bán.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
– Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.