Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của pháp luật. Vậy căn cước công dân có thay thế giấy khai sinh được không?
Mục lục bài viết
1. Căn cước công dân có thay thế giấy khai sinh được không?
Điều 18 Văn bản hợp nhất
– Mặt trước của thẻ:
+ Phải có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc;
+ Có dòng chữ “Căn cước công dân”;
+ Có ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán và nơi thường trú;
+ Có ngày, tháng, năm hết hạn của thẻ;
– Mặt sau của thẻ:
+ Có bộ phận lưu trữ các thông tin được mã hóa;
+ Có vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ;
+ Có ngày, tháng, năm cấp thẻ;
+ Có họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Và tại Luật này và các luật khác có liên quan hiện hành không có quy định nào đề cập đến vấn đề trong căn cước công dân sẽ chứa thông tin giấy khai sinh hoặc là căn cước công dân sẽ có thể thay thế giấy khai sinh.
Tuy nhiên, Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024) có quy định về tích hợp các thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp, vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 22 như sau:
– Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước các thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo các đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
– Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm có thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc là các giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
– Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc là sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
– Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc là khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
– Việc khai thác các thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước được quy định như sau:
+ Sử dụng thiết bị chuyên dụng để khai thác các thông tin tích hợp trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước;
+ Sử dụng thông tin trên thẻ căn cước qua thiết bị chuyên dụng để truy xuất, khai thác các thông tin tích hợp qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống định danh và xác thực điện tử;
+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được khai thác các thông tin tích hợp được mã hóa ở trong thẻ căn cước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Tổ chức và cá nhân khai thác các thông tin tích hợp được mã hóa trong thẻ căn cước của công dân khi được sự đồng ý của công dân đó.
Theo quy định trên thì tại Luật Căn cước 2023 quy định các thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm có thông tin của các giấy tờ sau:
– Thông tin thẻ bảo hiểm y tế,
– Thông tin sổ bảo hiểm xã hội,
– Thông tin giấy phép lái xe,
– Thông tin giấy khai sinh,
– Thông tin giấy chứng nhận kết hôn
– Thông tin giấy tờ khác do thủ tướng chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do bộ quốc phòng cấp.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 (ngày Luật Căn cước 2023 bắt đầu có hiệu lực thi hành) Căn cước công dân sẽ có thể thay thế được giấy khai sinh nếu như đã tích hợp thông tin giấy khai sinh vào thẻ căn cước.
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước trong việc tích hợp thông tin giấy khai sinh vào thẻ căn cước:
Như đã nói ở mục trên, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 Căn cước công dân sẽ có thể thay thế được giấy khai sinh nếu như đã tích hợp thông tin giấy khai sinh vào thẻ căn cước. Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước trong việc tích hợp thông tin giấy khai sinh vào thẻ căn cước được quy định tại Điều 6 Luật Căn cước 2023, bao gồm có:
– Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin ở trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời.
– Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính mà có liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân ở trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về người dân khi mà được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
– Cấp, quản lý căn cước điện tử; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo đúng quy định của pháp luật.
– Quản lý về định danh và về xác thực điện tử.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước theo các quy định của pháp luật.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến căn cước công dân:
Căn cứ Điều 7 Luật Căn cước 2023 thì các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến căn cước công dân bao gồm có:
– Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái với quy định của pháp luật.
– Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái với quy định của pháp luật.
– Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính mà có liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.
– Làm sai lệch đi sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước;
– Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật về những thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
– Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo đúng quy định của pháp luật
– Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây ra cản trở, gây rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng những thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
– Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch đi nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước;
– Chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của những người khác;
– Thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước hay giấy chứng nhận căn cước;
– Sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, sử dụng giấy chứng nhận căn cước giả.
– Truy nhập, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc là thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân ở trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái với các quy định của pháp luật.
– Khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép về những thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Căn cước 2023.
– Văn bản hợp nhất