Căn cứ để xác định trách nhiệm của chủ thể khi vi phạm hợp đồng thương mại.
Điều 230 Luật Thương Mại: “Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại” quy định bốn yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thuê trong trong thương mại:
a) Hành vi vi phạm hợp đồng
Đây là căn cứ cơ bản để quy trách nhiệm, vì hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện có hiệu lực pháp luật, và sau khi được xác lập, các nghĩa vụ xuất phát từ quan hệ hợp đồng mang tính bắt buộc, nếu một bên không thi hành thì bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ bị quy kết trách nhiệm.
Như vậy, chỉ khi các chủ thể hợp đồng thực hiện đúng nguyên tắc trong thương mại sau:
- Nguyên tắc thực hiện tự nguyện thực sự các cam kết.
- Nguyên tắc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết.
- Nguyên tắc thực hiện trên cơ sở thiện chí hợp tác, hai bên cùng có lợi, đảm bảo đạo đức trong kinh doanh.
Có thực hiện đúng các nguyên tắc này thì các bên mới được coi là không vi phạm hợp đồng tức là không vi phạm pháp luật và được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng. Luật thương mại Việt Nam quy định nghĩa vụ chứng minh vi phạm hợp đồng là của bên bị vi phạm.
b)Phải có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
Trong hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, việc một bên “không quan tâm” và “quan tâm không đúng mức” tới việc thực hiện nghĩa vụ của mình, do đó dẫn tới vi phạm nghĩa vụ đó thì bị coi là có lỗi. Luật thương mại Việt Nam không quy định ai có lỗi mà lỗi được xác định theo nguyên tắc suy đoán. Khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên kia có quyền suy đoán bên vi phạm có lỗi và vì vậy, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm. Khi bị quy trách nhiệm, bên vi phạm muốn thoát trách nhiệm phải chứng minh là mình không có lỗi, chừng nào không chứng minh được thì đương nhiên vẫn bị coi là có lỗi và phải chịu trách nhiệm.
c) Có thiệt hại thực tế xảy ra
Đây là yếu tố cần thiết, đặc biệt cho trường hợp muốn quy trách nhiệm đòi bồi thường thiệt hại. Thông thường, thiệt hại mà trái chủ phải gánh chịu có thể là thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần ( chủ yếu là thiệt hại vật chất)
Thiệt hại về vật chất thường gồm các loại thiệt hại sau:
Thiệt hại trực tiếp: Là một loại thiệt hại mang tính chất thực tế, có thể tính toán được một cách cụ thể. Tổn thất thực tế gồm có:
+ Giảm tài sản bằng hiện vật: như khi một bên vi phạm một nghĩa vụ nào đó làm cho tài sản của bên kia giảm sút
+ Các chi phí đã chi ra và chi thêm: các chi phí đã chi ra như chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng….Ví dụ như: người thuê mất chi phí cải tạo, xây dựng trên bất động sản nhưng người cho thuê lại không chịu giao bất động sản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thiệt hại gián tiếp: Các khoản lợi bị bỏ lỡ, các khoản thu đáng lý ra được nhận nếu bên kia thực hiện đúng hợp đồng nhưng đã không được nhận. Đây chính là những khoản lợi mất hưởng mà khi ký kết hợp đồng, các bên đều mong đợi. Những khoản lợi này dù trên thực tế nếu không có vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có nhận được hay không không quan trọng mà cứ có vi phạm gây thiệt hại làm mất khoản lợi dự ước đó, người bị vi phạm vẫn được quyền đòi bên vi phạm. Để đòi bồi thường thiệt hại thực tế, bên bị vi phạm phải chứng minh được là mình có thiệt hại đó và để thoát trách nhiệm, bên vi phạm phải chứng minh ngược lại.
d) Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra.
Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra các thiệt hại, còn thiệt hại thực tế là hậu quả trực tiếp của những hành vi đó.
Nghĩa vụ chứng minh quan thiệt hại xảy ra là do việc vi phạm nhiệm vụ của mình, thiệt hại tài sản khác còn lại do hệ nhân quả này thuộc về bên bị vi phạm. Điều cần chú ý là khi chứng minh phải loại trừ các thiệt hại gián tiếp, thiệt hại không lường trước được, thiệt hại đoán ước. Trên thực tế, nghĩa vụ chứng minh thiệt hại trực tiếp lại rơi vào bên bị vi phạm vì bên bị vi phạm muốn đòi được bồi thường càng nhiều càng tốt nên thường liệt kê các thiệt hại ra. Bên vi phạm để không phải bồi thường tất cả các thiệt hại mà trái chủ đã nêu thì phải chứng minh được rằng chỉ một phần một số nguyên nhân khác không phải do lỗi của mình bằng cách đưa ra các văn bản, bằng chứng có liên quan.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử lý khi vi phạm nội dung hợp đồng thương mại
– Vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thương mại
– Trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại