Khái niệm hộ gia đình sử dụng đất? Căn cứ xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất? Cách xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất?
Xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất được xem là một trong những vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định quyền sử dụng, phân chia tài sản cho các cá nhân có liên quan. Vậy căn cứ và cách xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất như thế nào?
Tổng đài Luật sư
Căn cứ pháp lý: Luật Đất đai 2013
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hộ gia đình sử dụng đất:
Khoản 29 Điều 3
Hay nói cách khác, “Hộ gia đình sử dụng đất” có thể hiểu là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất (tức là thời điểm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Ví dụ: Ông Phạm Minh B và bà Trần Thị G kết hôn với nhau từ năm 1980. Năm 1981, bà G sinh người con trai lớn là anh Phạm Minh K. Năm 1985, bà sinh con thứ là anh Phạm Minh D. Năm 1986, nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông B (miếng đất này do Nhà nước giao, vợ chồng ông sinh sống và canh tác từ thời điểm kết hôn) dưới dạng giao đất cho hộ gia đình. Năm 1989, ông B và bà G sinh thêm người con thứ 3 là chị M. Năm 2020, ông B mất. Năm 2021, bà G mất. Ba người con tiến hành phân chia di sản thừa kế tài sản bố mẹ để lại. Chị M cho rằng miếng đất kia được Nhà nước cấp cho hộ gia đình, nên sẽ được chia làm 5 phần bằng nhau. Ba anh em mỗi người được hưởng một suất riêng, 2 suất của bố mẹ tiếp tục chia đều cho ba người. Tuy nhiên, anh K cho rằng tại thời điểm Nhà nước giao đất, chị M chưa được sinh ra, nên không nằm trong diện được hưởng. Chị M không đồng ý, tiến hành kiện ra Tòa đòi phân chia di sản thừa kế. Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án đã ra quyết định phân chia tài sản như sau: Miếng đất thuộc sở hữu của ông Phạm Minh B, bà Trần Thị G, anh Phạm Minh K và anh Phạm Minh D. Chị B không được xem là chủ thể của hộ gia đình tại thời điểm được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hộ gia đình. Do đó, miếng đất sẽ được chia làm 4 phần bằng nhau, tương ứng với chủ sở hữu là ông B, bà G, anh D và anh K. Chị M sẽ được hưởng một phần 3 trong suất di sản thừa kế do bố mẹ để lại.
2. Căn cứ xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất:
Cũng căn cứ theo quy định tại Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 đã nêu ở trên, có thể thấy, thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có quyền sử dụng đất là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. Đồng thời, việc xác định ai là thành viên hộ gia đình phải căn cứ vào hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực tế, trong các trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xác định thành viên hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm căn cứ giải quyết vụ án và đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Như vậy, theo quy định của pháp luật để xác định hộ gia đình sử dụng đất, những thành viên có quyền đối với quyền sử dụng đất đó, ta sẽ căn cứ vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình đó tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Cách xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất:
Có thể thấy, việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình là việc công nhận quyền sử dụng đất với những người đang sống chung tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, những thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất không phải là tất cả thành viên có tên trong hộ khẩu. Người có tên trong hộ khẩu không phải lúc nào cũng là thành viên của hộ gia đình sử dụng đất. Nói cách khác, hộ khẩu không phải là cơ sở pháp lý xác lập quyền sử dụng đất của hộ gia đình. Để trở thành thành viên hộ gia đình sử dụng đất phải đảm bảo ba yếu tố:
– Là những người trong hộ gia đình có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
– Đang sống chung trong hộ gia đình;
– Có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Như vậy, để xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất, người ta thường xác định tại thời điểm Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, hộ đó bao gồm những thành viên nào. Đồng thời, những thành viên đó phải đảm bảo được những yếu tố nhất định theo quy định của pháp luật. Xác nhận xem tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hộ gia đình gồm những thành viên nào, được xem là cách xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất khách quan, rõ ràng và chính xác nhất.
Thực tế, có rất nhiều trường hợp tranh chấp đất đai khi mà miếng đất tranh chấp được Nhà nước cấp theo dạng giao cho hộ gia đình. Các cá nhân thường lầm tưởng rằng, chỉ cần là người có huyết thống, chung sổ hộ khẩu với chủ hộ sẽ được xem là thành viên hộ gia đình sử dụng đất. Đồng thời, đây cũng được xem là một trong những lỗ hổng trong quá trình đưa vào pháp luật vào trong thực tiễn ở nước ta, khi mà các cơ quan chức năng (đặc biệt là cán bộ ở từng địa phương không sát sao, tìm hiểu kỹ càng), khiến việc phân chia di sản thừa kế, chia tài sản dưới dạng cấp cho hộ gia đình còn nhiều sai sót, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của cá nhân liên quan. Thực tiễn áp dụng quy định này đã bộc lộ một số bất cập sau:
– Một là, thực tế có những hộ gia đình mà vợ chồng là quan hệ hôn nhân thực tế, xác lập sau ngày 03/01/1987 đến nay vẫn chưa đăng ký kết hôn theo quy định, quan hệ hôn nhân này không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Nếu họ cùng tạo lập được tài sản chung là quyền sử dụng đất và được Nhà nước cấp chung cho hộ gia đình thì nam nữ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn này có phải là thành viên hộ gia đình sử dụng đất để được xác định là những người cùng sử dụng hay không? Đây được xem là vấn đề, khúc mắc lớn nhất trong việc giải quyết vấn đề về thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất.
– Hai là, thực tế có rất nhiều trường hợp có sự biến động về đất, như: tách, nhập thửa; chuyển mục đích sử dụng đất… dẫn đến việc cấp mới, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đặc biệt, tại thời điểm cấp mới, thành viên trong hộ gia đình có sự thay đổi. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc xác định thành viên hộ gia đình, mà pháp luật chưa đưa ra những quy định nhất quán, cụ thể nhằm giải quyết vấn đề này.
– Ba là, xác định công sức đóng góp để tạo lập quyền sử dụng đất đối với thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất. Khi đất được cấp cho hộ thì những người đang sống cùng nhau sẽ trở thành những người cùng có quyền quản lý, sử dụng cho dù không có đóng góp hình thành nên tài sản, bởi pháp luật hiện hành chỉ quy định thời điểm và mối quan hệ để xác định tư cách thành viên mà không xét đến công sức đóng góp. Điều này dẫn đến sự bất công bằng trong việc xác định quyền lợi hợp pháp của mỗi cá nhân trong hộ gia đình.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận tính tích cực của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo hộ gia đình. Nó tạo ra tính thống nhất, công bằng, khách quan cho mỗi cá nhân. Đồng thời, hạn chế đến mức tối đa tình trạng tranh chấp, xung đột về tài sản khi ly hôn giữa vợ và chồng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho con cái.