Căn cứ khởi tố vụ án hình sự? Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự? Trình tự thực hiện khởi tố vụ án hình sự?
Có thể thấy khởi tố vụ án hình sự là một trong những giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự. Vậy căn cứ, thẩm quyền và trình tự thực hiện khởi tố vụ án hình sự được quy định như thế nào theo
Mục lục bài viết
1. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự:
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 143, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.”
Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:
1. Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.”
Khởi tố vụ án hình sự, trước hết là trách nhiệm của Cơ quan điều tra, của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và của Thủ trưởng các cơ quan khác được pháp luật giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Đặc điểm của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự:
Một là, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên, được bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghi khởi tổ (vào số thụ lý tin báo) và thời điểm kết thúc là việc cơ quan có thẩm quyển ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Hai là chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ hình sự gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân
Ba là giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có nhiệm vụ xác định sự việc xày ra có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tổ hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Để khởi tố vụ án hình sự, pháp luật tố tung hình sự chỉ yêu cầu có sự việc xây ra trên thực tế và sự việc đó có dấu hiệu của tội phạm mà không cần có đủ yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể. Bởi vì, quyết định khởi tố vụ án chưa có nghĩa là buộc tội bất một ai, mà chỉ là mở đầu một vụ án để Cơ quan điều tra có căn cứ tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể nhằm xác định sự thật của vụ ản.
Bốn là, thời hạn tổ tụng dành cho giai đoạn khởi tố ụ án hình sự được luật tố tụng hình sự quy định là hai mươi ngày (trừ trường hợp sự việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thi có thể kéo dãi hơn, nhưng tối đa không quá bốn tháng). Hết thời hạn này, cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu xác đình có dấu hiệu của tôi phạm hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự nếu không có dấu hiệu của tôi phạm hoặc quyết định tam đình chỉ giải quyết tin bảo nếu chưa có căn cử để ra một trong hai quyết định trên.
Năm là hoạt động đặc trưng trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là hoạt động tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Sau khi tiếp nhận thông tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra, xác minh Trong thời hạn theo luật định, nếu xác định thông tin có dấu hiệu của tội phạm thì phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, nếu không có dấu hiệu của tội phạm thì phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình. Nếu chưa có căn cứ ra một trong hai quyết định trên thì phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết tin báo.
Sáu là, trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, các biện pháp mà cơ quan có thẩm quyền được áp dụng gồm biện pháp yêu cầu các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết, có liên quan đến sự việc cần phải kiểm tra, xác minh; biện pháp khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; tạm giữ,; lấy lời khai; trưng cầu giám định; yêu cầu định giá tài sản;..
Ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự:
– Khởi tố vụ án hình sự góp phàn bảo đảm cho việc nhanh chóng phát hiện mọi hành vi phạm tội, người phạm tội.
– Khởi tố vụ án hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật Tó tụng Hình sự 2015. Nếu chưa có hoạt động khởi tố vụ án hình sự thì chưa được tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số hoạt động được tiến hành trong quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố.
– Khởi tố vụ án hình sự góp phần bảo đảm quyền co người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
– Thời điểm kết thúc của giai đoạn khởi tố vụ án được tính từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự (trong trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm), hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự (khi xác định không có dấu hiệu tội phạm). Xét về mặt thời gian, quyết định khởi tố vụ án hình sự phải có trước quyết định khởi tố bị can. Vì sau khi khởi tố vụ án bước vào giai đoạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền mới điều tra căn cứ xác định bốn yếu tố cấu thành tội phạm để có căn cứ khởi tố bị can. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự có thể ban hành hai quyết định này cùng một thời điểm ngay khi xác định tại sự việc, sự kiện phạm tội có dấu hiệu tội phạm thì cũng đồng thời xác định được ngay người thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ như trường hợp bắt tội phạm quả tang).
3. Trình tự khởi tố vụ án hình sự theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Thứ nhất: Phải xác định xem có dấu hiệu của tội phạm hay không? Muốn khởi tố được vụ án hình sự thì phải có dấu hiệu tội phạm. Dấu hiệu tội phạm được dựa trên các căn cứ quy định tại điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Thứ hai: Tiếp nhận tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố. Khi tiếp nhận được tin báo, tố giác, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thì các Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền sẽ tiếp nhận nguồn thông tin này và giải quyết kịp thời. Các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền sẽ xem xét tin báo, tố giác đó có thuộc thẩm quyền của mình không nếu không thuộc thẩm quyền thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát phải chuyển ngay đến cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Thứ ba: Xem xét và ra một trong số các quyết định.