Căn cứ mở thủ tục phá sản? Giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản? Thủ tục phá sản doanh nghiệp hiện nay?
Hiện nay, trong quá trình hoạt động kinh doanh, có không ít doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Có thể là vì một số lý do như việc làm ăn thua lỗ hoặc bị ứ đọng vốn lưu thông dẫn đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, nợ lương người lao động, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trì trệ, thậm chí ngừng hoạt động về mặt thực tế…. Để đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và người lao động thì Doanh nghiệp hợp tác xã đã chọn hình thức mở thủ tục phá sản.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về Căn cứ mở thủ tục phá sản? Giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản? theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật thủ tục phá sản khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Căn cứ mở thủ tục phá sản?
Theo Điều 4 cách giải thích từ ngữ trong
Như vậy, có thể hiểu để có đủ căn cứ mở thử tục phá sản thì doanh nghiệp, hợp tác xã được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện đó là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã bị
Trong đó việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ vì doanh nghiệp, hợp tác xã không có tài sản để thanh toán các khoản nợ hoặc có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Như vậy, có thể thấy theo quy định của Luật phá sản thi kho doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính, trong nhiều trường hợp doanh nghiệp phải tiến hành mở thủ tục phá sản. Mục đích của việc mở thủ tục phá sản này là để bảo vệ và giải quyết quyền lợi cho các chủ thể bị ảnh hưởng.
2. Giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
Theo quy định tại Điều 28 Luật phá sản, trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Phá sản là trường hợp chủ thể lâm vào tình trạng khủng hoảng và mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Trong trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu nộp thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, các nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản Thẩm phán phải tiến hành:
– Gửi quyết định cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản, viện kiểm sát cùng cấp và gửi đăng báo của một cơ quan trung ương phát hành trên toàn quốc, đăng báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa chủ chính. Như vậy, sau khi ra quyết định mở thủ tục phá sản thì Thẩm phán phải gửi quyết định sẽ mở thủ tục phá sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã được biết, đồng thời viện kiểm sát sẽ tiến hành đăng báo về việc doanh nghiệp, hợp tác xã này bị phá sản.
– Gửi
3. Thủ tục phá sản doanh nghiệp hiện nay
Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Phương thức nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Người có yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án nhân dân;
b) Gửi đến Tòa án nhân dân qua bưu điện
Ngày nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Bước 2: Tòa án nhận đơn
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
Phân công Thẩm phấn giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
– Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho bạn về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;
– Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo cho bạn sửa đổi, bổ sung đơn; Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác; Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi thuộc trường hợp trả lại đơn quy định trong Luật phá sản.
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thực hiện việc thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.
Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này
Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật phá sản.
Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán
Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán.
Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai.
Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
– Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
– Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
– Đề nghị tuyên bố phá sản.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trong trường hợp xấu nhất mà doanh nghiệp không đủ khả năng để thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
– Thực hiện việc thanh lý tài sản phá sản và phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho những đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản mà pháp luật đã quy định.
Như vậy khi doanh nghiệp lâm vài tình trạng khủng hoảng và không có khả năng chi trả hoặc có khả năng chi trả nhưng không chi trả mà thực hiện thủ tục phá sản để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động một cách tốt nhất thì Doanh nghiệp thự hiện thủ tục phá sản và việc này được doanh nghiệp thực hiện theo trình tự đã nêu ở trên. Để đảm bảo được các quy trình của việc phá sản được diễn ra một cách thuận lợi nhất.