Nước ta đang rất chú trong phát triển những dự án đầu tư công. Trong đó không thể không kể đến những dự án quan trọng quốc gia. Hiện nay thì dự án quan trọng quốc gia cũng được phân ra nhiều loại. Vậy Căn cứ vào đâu để phân loại dự án quan trọng quốc gia theo Luật đầu tư công.
Mục lục bài viết
1. Căn cứ phân loại dự án quan trọng quốc gia theo Luật đầu tư công :
Chào Luật sư, cho tôi hỏi một vấn đề như sau. Nếu hiện tại bây giờ để phân loại ra dự án quan trọng quốc gia thì phải dựa vào những tiêu chí hay căn cứ như thế nào để xác đinh. Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau. Theo đó để xác định được đâu là dự án quan trọng quốc gia pháp luật Việt Nam quy định dựa trên những tiêu chí mang tính chất mô tả xác định tính chất và quy mô của dự án.
Theo quy định của Luật đầu tư công 2019 có đưa ra căn cứ, tiêu chí để xác đinh dự án quan trọng quốc gia như sau:
Thứ nhất: Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
Thứ hai: Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:
+ Nhà máy điện hạt nhân;
+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn
Thứ ba: Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên;
Thứ tư: Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
Thứ năm: Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Nếu dự án nào thuộc một trong những tiêu chí nêu trên thì thuộc dự án quan trọng quốc gia.
Như vậy có thể thấy dự án quan trọng quốc gia có thể dựa theo 06 căn cứ đã nêu như trên mà xác đinh đâu là dự án quan trọng quốc gia. Những dự án này được thực hiện dựa theo trình tự thủ tục quy định.
2. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia:
Căn cứ theo quy định tại điều 19. Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia Nghị định Số: 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục thẩm định dự án quan trọng của quốc gia và giám sát đánh giá đầu tư quy định cụ thể:
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm:
a) Giao đơn vị trực thuộc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia;
b) Thành lập Hội đồng để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch để thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án quan trọng quốc gia.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia.
4. Cơ quan của Quốc hội thẩm tra hồ sơ về chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia do Chính phủ trình.
5. Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia. Nội dung chủ yếu của nghị quyết bao gồm: mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, công nghệ chính, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện.
Như vậy căn cứ theo như trên pháp luật đã đưa ra quy định về trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc. Theo đó căn cứ tại khoản 1 nêu trên thì Cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm cụ thể như sau:
Thứ nhất về lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, nội dung này được hiểu là chuẩn bị là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi, tính hiệu quả, dự kiến nguồn vốn và mức vốn của chương trình đầu tư công, dự án nhóm B, nhóm C làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư để từ đó xem xét tính khả thi của dự án khi thực hiện và theo đó phải có đầy đủ các nội dung và thông tin chung dự án là một trong những nội dung cần phải có trong các mẫu báo cáo đề xuất đầu tư. Bởi vì thông tin dự án sẽ giúp cơ quan thẩm định hình dung được tổng quan dự án cần phê duyệt đầu tư. Đồng thời, thông tin dự án cũng sẽ giúp cơ quan phê duyệt dễ dàng đưa ra quyết định của mình. Các thông tin chung về dự án cần cung cấp bao gồm:
+ Tên dự án
+ Dự án nhóm
+ Cấp quyết định đầu tư của dự án
+ Tên đầy đủ của chủ dự án
+ Vị trí, địa điểm xây dựng dự án
+ Dự kiến mức đầu tư dự án
+ Thời gian thực hiện dự án
+ Thời gian hoàn thành dự án
Không những cung cấp thông tin chung về dự án, mẫu báo cáo đề xuất cần phải có phần thông tin chính. Phần thông tin chính sẽ bao gồm nhiều nội dung quan trọng được thực hiện theo các nghị định pháp luật đề ra. Trong đó các nội dung chính của dự án có thể kế đến như:
+ Sự cần thiết của chương trình để thực hiện các mục tiêu đề ra, phương án phát triển kinh tế xã hội.
+ Nêu rõ mục tiêu cũng như quy mô của dự án
+ Dự trù nguồn vốn, nhân lực thực hiện dự án
+ Dự kiến tiến độ thực hiện theo đúng thời hạn đề ra
+ Tính toán, xác định các chi phí liên quan một cách cụ thể. Kể các chi phí trong quá trình triển khai và sau dự án kết thúc.
+ Phân tích, đánh giá sơ bộ về hiệu quả của dự án
+ Phân chia thành những dự án thành phần
+ Nêu rõ các giải pháp thực hiện dự án
Thứ hai, thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thì theo quy định cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan được giao thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chương trình, dự án theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 33 của Luật Đầu tư công 2019 quy định cụ thể trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
Thứ ba, Hoàn thiện báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, từ những nội dung đưa ra báo cáo, thẩm định báo cáo phát hiện nhưng thiếu sót và sai sót trong quá trình lập báo cáo hoặc xét thấy tính khả thi của dự án từ đó có thể thực hiện hoàn thiện báo cáo đề xuất để có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất cho dự án, chương trình đầu tư cụ thể.
3. Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia:
–
– Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với dự án quan trọng quốc gia.
– Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.
– Tài liệu khác có liên quan.
Như vậy, đối với những dự án thuộc tầm cỡ mục tiêu quốc gia và dự án quan trọng của quốc gia cần thực hiện theo đúng quy định về những loại giấy tờ cần phải thực hiện đầy đủ như đã nêu như trên, tất nhiên đối với từng trương hợp sẽ có những loại giấy tờ khác nhau tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các loại giấy tờ chung như trên, loại giấy tờ này được xem là căn cứ để xác định thông tin cơ bản để thực hiện quyết định chủ trương đầu tư nên yêu cầu tính chính xác và rõ ràng trong hồ sơ nhất là các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và báo cáo thẩm định.