Khi QĐHP tù có thời hạn Tòa án căn cứ vào quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS.
Các quy định của BLHS là căn cứ cơ bản, quan trọng nhất khi QĐHP nói chung và QĐHP tù có thời hạn nói riêng, đó cũng là đòi hỏi quan trọng của nguyên tắc pháp chế XHCN khi QĐHP tù có thời hạn; là cơ sở pháp lý để Toà án định tội danh và xác định khung hình phạt, yêu cầu đầu tiên của việc lựa chọn đúng loại và mức hình phạt cụ thể. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động QĐHP, khoản 1 Điều 50 BLHS năm 2015 quy định căn cứ QĐHP như sau: “Khi quyết định hình phạt,
Khi QĐHP tù có thời hạn,
Mục lục bài viết
1. Về nguyên tắc xử lý tại Điều 3 BLHS hiện hành:
Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội; Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội …
Miễn trách nhiệm hình sự trong quy định: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội theo Điều 16 BLHS: Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Căn cứ vào quy định của BLHS là căn cứ vào nội dung các quy định của phần chung và phần các tội phạm cụ thể. Căn cứ vào phần chung của BLHS không có nghĩa là trong mọi trường hợp Tòa án phải viện dẫn tất cả các quy định của phần chung vào trong vụ án cụ thể, Tòa án chỉ phản ánh trong bản án những quy định của phần chung mà dựa vào đó để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện và nhân thân người phạm tội, đánh giá các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng có trong một vụ cụ thể nhằm chọn mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội. Ngoài việc căn cứ vào phần chung, Tòa án còn phải căn cứ vào các chế tài của Điều luật quy định đối với tội phạm mà người phạm tội thực hiện. Khi QĐHP tù có thời hạn Tòa án phải căn cứ vào khung hình phạt được quy định đối với tội mà người phạm tội thực hiện, phải căn cứ vào chế tài cụ thể được quy định đối với tội phạm cụ thể để chọn mức phạt hợp lý, công bằng và nhân đạo nhất.
Căn cứ vào quy định của BLHS bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN trong hoạt động xét xử của Tòa án. Vì vậy, chỉ QĐHP khi đã có đủ căn cứ xác định một người đã phạm vào một tội mà BLHS quy định, tức là phải định tội danh trước rồi mới QĐHP sau. Khi QĐHP tù có thời hạn, Toà án phải áp dụng đúng khung hình phạt và không được phạt cao hơn mức cao nhất của khung hình phạt đã quy định. Việc áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt phải tuân theo quy định tại Điều 54 BLHS.
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, trước hết được quyết định bởi ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị của các quan hệ xã hội do tội phạm hay còn gọi là khách thể bị xâm hại. Bên cạnh khách thể bị xâm hại, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội còn phụ thuộc vào các dấu hiệu khác về mặt khách quan, chủ quan, các dấu hiệu đặc trưng của chủ thể. Khi QĐHP tù có thời hạn, Tòa án phải phân tích được tính chất nguy hiểm, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cụ thể hóa đối với khách thể trực tiếp, khách thể chung để làm cơ sở cho việc QĐHP tù có thời hạn với mức phạt chính xác, tránh mức phạt quá nặng hoặc quá nhẹ.
Khi đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phải xem xét hành vi đó trong mối quan hệ của tổng thể các tình tiết về tính chất của hành vi phạm tội như: Thủ đoạn, công cụ, phương tiện, cách thức thực hiện; đồng phạm, phạm tội có tổ chức hay phạm tội riêng lẻ; mức độ thực hiện tội phạm (chuẩn bị, chưa đạt hay đã hoàn thành); tính chất và mức độ của hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra; mức độ lỗi; hoàn cảnh phạm tội, những tình tiết nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội … .
Các quy định của BLHS thuộc căn cứ thứ nhất đã thể hiện tinh thần của nguyên tắc cá thể hóa hình phạt. Đó là khung hình phạt cũng như hình phạt cụ thể cần quyết định cho từng trường hợp phạm tội phải tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Áp dụng các quy định trên để QĐHP cũng có nghĩa là căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
Ví dụ: Cùng với hành vi dùng dao xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội có thể bị tuyên phạm tội cố ý gây thương tích hoặc giết người, tùy từng trường hợp có thể bị định khung tăng nặng, khung cơ bản hoặc khung giảm nhẹ tương ứng với mức hình phạt khác nhau.
2. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội:
Mức độ nguy hiểm cho xã hội được thể hiện ở tổng thể của hai khái niệm “tính chất” và “mức độ” nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tính chất nguy hiểm cho xã hội là đặc tính về chất của hành vi phạm tội, là thuộc tính khách quan của tội phạm. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là thuộc tính về lượng nhất định của cùng một chất. Có nhiều tội phạm giống nhau về tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng có thể khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành tội phạm, bởi vì tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, nếu “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác” (khoản 2 Điều 8 BLHS năm 2015). Các yếu tố đó bao gồm:
– Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc vào tính chất quan trọng của khách thể bị xâm phạm. Quan hệ xã hội về an ninh quốc gia, về tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người được ưu tiên bảo vệ. Đối với tội phạm xâm phạm các quan hệ này có tính chất và mức độ nguy hiêm lớn hơn, khung hình phạt nặng hơn.
– Thủ đoạn, công cụ phương tiện, hình thức thực hiện tội phạm: Thủ đoạn công cụ càng tinh vi thì tính chất nguy hiểm càng lớn.
– Tính chất và mức độ của hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra.
Tính chất và mức độ lỗi, động cơ, mục đích của hành vi phạm tội. Cùng là lỗi nhưng lỗi cố ý nguy hiểm hơn lỗi vô ý, cùng là lỗi cố ý nhưng lỗi cố ý trực tiếp thì nguy hiểm hơn lỗi cố ý gián tiếp; cùng là lỗi cố ý trực tiếp, nhưng sự quyết tâm phạm tội của người phạm tội cao nguy hiểm hơn người không có ý thức quyết tâm phạm tội đến cùng; cùng là vô ý thì vô ý vì quá tự tin nguy hiểm hơn lỗi vô ý vì cẩu thả.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhà làm luật chia tội phạm ra làm bốn loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Điều 9 BLHS năm 2015). Đối với cùng một loại tội phạm, nhà làm luật cũng chia các khung hình phạt khác nhau: Khung cơ bản, khung tăng nặng, khung giảm nhẹ căn cứ trên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Khi QĐHP tù có thời hạn, Tòa án bắt buộc phải chỉ ra trong bản án những tình tiết cụ thể để chứng minh tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà Tòa án dựa vào đó để QĐHP đối với bị cáo.
3. Căn cứ vào nhân thân người phạm tội để đưa ra QĐHP tù có thời hạn:
Nhân thân người phạm tội là một phạm trù lịch sử, bao gồm tổng hợp các đặc điểm, dấu hiệu về xã hội, đạo đức, sinh học, độ tuổi, trình độ văn hóa, hoàn cảnh gia đình, đối tượng chính sách, đời sống kinh tế, ý thức pháp luật, tôn giáo, tiền án, tiền sự…nói lên tính chất của con người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị quy định trong BLHS là tội phạm. Để QĐHP tù có thời hạn đúng, cần phải làm rõ những đặc điểm nhân thân của người phạm tội để đưa ra mức phạt phù hợp, đáp ứng được mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội. Đây là một căn cứ quan trọng trong việc QĐHP tù có thời hạn, giải quyết vấn đề TNHS của người phạm tội một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật. Bởi vì tù có thời hạn tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của người bị kết án. Người bị kết án bị tước quyền tự do trong một thời gian nhất định. Họ bị giam giữ trong trại giam, tạm giam, nơi có chế độ giam giữ và cải tạo rất chặt chẽ và nghiêm khắc. Trong cơ sở giam giữ, người bị kết án phải lao động, học tập để tự cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội và không phạm tội mới.
Khoản 2 Điều 260 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định: “Trong Bản án cần phải ghi rõ … họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo, ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam Điều này không những để định danh người phạm tội mà còn buộc Tòa án phải xem xét các yếu tố nhân thân này khi QĐHP. Ngoài những đặc điểm thuộc về nhân thân người phạm tội có thể được chỉ rõ trong luật, mang tính chất pháp lý, Tòa án có thể cân nhắc những đặc điểm không được chỉ rõ trong luật nhưng được pháp luật cho phép khi chúng có ý nghĩa đối với việc QĐHP, không mang tính chất pháp lý. Khi quyết định hình phạt, Tòa án bắt buộc phải chỉ ra trong bản án những tình tiết cụ thể để chứng minh tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đồng thời Tòa án dựa vào đó để quyết định hình phạt đối với bị cáo.
Mỗi đặc điểm nhân thân người phạm tội có ý nghĩa và mức độ ảnh hưởng khác nhau đối với từng trường hợp phạm tội, trong từng vụ án cụ thể. Việc cân nhắc nhân thân người phạm tội sẽ giúp cho HĐXX không chỉ QĐHP tù có thời hạn tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà hình phạt đó còn phù hợp với khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội, làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện phạm tội. Cần phải chỉ rõ các mặt tốt, mặt xấu, mặt tích cực, mặt tiêu cực của người bị kết tội. Trên cơ sở đó Tòa án phải đối chiếu, so sánh giữa mặt tốt và mặt xấu để đưa ra loại hình phạt, mức hình phạt tù sao cho phù hợp với hành vi phạm tội của họ. Căn cứ QĐHP tù có thời hạn thể hiện vào nhân thân người phạm tội là một trong những biểu hiện của nguyên tắc nhân đạo XHCN, tính công bằng, dân chủ trong pháp luật hình sự mà thực tiễn xét xử đã khẳng định và ghi nhận. Khi Tòa án áp dụng đúng những quy định này sẽ nâng cao ý nghĩa cải tạo, giáo dục và phòng ngừa đối với người bị kết tội.
4. Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS của người phạm tội:
Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS của người phạm tội để đưa ra QĐHP tù có thời hạn một cách công bằng. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS với tính chất là một căn cứ QĐHP là những tình tiết được quy định trong Phần chung của BLHS, có giá trị làm giảm hoặc tăng mức độ TNHS của người phạm tội trong phạm vi một khung hình phạt để tạo tiền đề cho việc cá thể hoá hình phạt đối với người phạm tội được chính xác. Vì vậy, cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng trong QĐHP nói chung và QĐHP tù có thời hạn nói riêng nhằm đảm bảo cho hình phạt được tuyên một cách công bằng, thể hiện sự tương xứng giữa mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội với mức độ TNHS được áp dụng.
Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 51; Điều 52 BLHS năm 2015; Nghị quyết số 01 ngày 04/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán
So với các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được quy định tại Điều 46, Điều 48 BLHS năm 1999 thì các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được quy định trong BLHS năm 2015 gia tăng nhiều hơn. Cụ thể: Các tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 gia tăng bốn điểm, gồm có: Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra; Người phạm tội là người khuyết tật nặng khuyết tật đặc biệt nặng; Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ chồng, con của liệt sĩ. Ngoài ra, khoản 2 Điều 51 BLHS quy định “Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý 1999, BLHS năm 2015 bổ do giảm nhẹ trong bản án”. So với BLHS năm sung thêm tình tiết “đầu thú” là tình tiết giảm nhẹ nhưng khi QĐHP phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Việc bổ sung thêm các tình tiết giảm nhẹ rất phù hợp với thực tiễn xét xử, mang ý nghĩa thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam; là căn cứ xác định hình phạt cụ thể cho người phạm tội trên cơ sở xem xét các yếu tố về nhân thân, về hoàn cảnh phạm tội, về yếu tố tâm lý, đặc điểm tâm lý của người phạm tội. Chính vì vậy, các tình tiết giảm nhẹ TNHS là một căn cứ quan trọng trong QĐHP nói chung và QĐHP tù có thời hạn nói riêng, có tác dụng tích cực, áp dụng chung cho phần lớn hoặc cho tất cả các tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS.
Các tình tiết tăng nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 52 BLHS năm 2015 bổ sung thêm một vế của điểm k như sau “người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức…”. Việc bổ sung tình tiết này nhằm quy định nghiêm khắc hơn trong phạm vi một khung hình phạt đối với người phạm tội.
Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS với tính chất là một căn cứ độc lập của căn cứ QĐHP, không được ghi nhận trong cấu thành của tội phạm cụ thể mà được quy định tại Điều 50 BLHS năm 2015. Căn cứ này là những biểu hiện cụ thể mà việc cân nhắc chúng trong tổng thể các tình tiết của vụ án hình sự sẽ đảm bảo cho HĐXX có những đánh giá chính xác hơn về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội, đảm bảo tính thống nhất của pháp chế XHCN và góp phần loại bỏ tình trạng tùy tiện trong áp dụng các tình tiết này.
Khi QĐHP nói chung và QĐHP tù có thời hạn nói riêng, Tòa án không những phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân của người phạm tội mà còn cân nhắc đến các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS. Mỗi tình tiết có nội dung khác nhau nên ý nghĩa của nó cũng khác nhau trong việc QĐHP đối với mỗi người phạm tội.
BLHS quy định các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS là một trong những căn cứ cần thiết để Tòa án xem xét khi QĐHP. Do đó, việc nghiên cứu vai trò của các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS đối với việc QĐHP với người phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận, thực tiễn và pháp lý trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự để giải quyết vụ án hình sự, đồng thời thể hiện rõ nội dung phương châm “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”, “trừng trị kết hợp với giáo dục” trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Bảo đảm thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa về hình phạt đối với người phạm tội.