Cán bộ xã có được thu phí chợ tạm không? Quy định về thu phí chợ.
Cán bộ xã có được thu phí chợ tạm không? Quy định về thu phí chợ.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là hộ kinh doanh bán hàng trên trợ tạm của xã. Gần đây tôi thấy cán bộ Uỷ ban nhận dân xã đi thu phí tôi hỏi luật sư là cán bộ xã có được thu phí chợ tạm không? Xin cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Tại Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT ngày 23 tháng 01 năm 2014 về phát triển và quản lý chợ có quy định như sau:
Chợ tạm là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
Điều 8. Ban quản lý chợ
1. Ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước.
2. Ban quản lý chợ có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước và các hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ; thực hiện ký hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; kinh doanh các dịch vụ tại chợ; tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; xây dựng Nội quy của chợ theo đúng quy định tại Điều 10 Nghị định này để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
Cụ thể tại Mục II Thông tư 06/2003/TT-BTM hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ như sau:
1. Chức năng:
1.1. Ban Quản lý chợ thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ theo quy định của pháp luật.
1.2. Ban Quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí hoạt động thường xuyên; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và có tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn:
Ban Quản lý chợ có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-CP và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
2.1. Trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý chợ quyết định:
……
2.3. Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo Phương án đã được duyệt.
2.4. Tổ chức quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
2.5. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tổ chức bảo đảm phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
2.6. Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hóa, cho thuê kho bảo quản cất giữ hàng hóa, cung cấp thông tin thị trường, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, ăn uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật và theo hướng ngày càng văn minh hiện đại.
2.7. Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.
2.8. Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế – xã hội, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chính sách, các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ; tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ.
2.9. Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của Ban Quản lý chợ theo quy định của pháp luật.
2.10. Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của Bộ Thương mại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Ngoài ra, tại Điều 15 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BCT có quy định như sau:
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân cấp xã: có trách nhiệm quản lý và thực hiện các phương án chuyển đổi ban quản lý hoặc tổ quản lý các chợ hạng 3 sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh) quản lý chợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện quản lý các chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn.
Căn cứ theo các quy định trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp Ban quản lý chợ trong việc quản lý chợ về các vẫn đề môi trường, an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm,…. Ban quản lý chợ tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, nếu Ban quản lý chợ có ủy quyền cho bên Ủy ban nhân dân xã thu lệ phí chợ thì Ủy ban nhân dân xã được phép thu lệ phí chợ.