Trong tố tụng hình sự, việc điều tra xuất hiện trong giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, điều tra được thực hiện bởi điều tra viên và các cán bộ điều tra để tìm ra các bằng chứng, chứng cứ để đi đến kết luận đối với các vụ án đã xảy ra. Vậy quy định về cán bộ điều tra như thế nào, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ điều tra?
Mục lục bài viết
1. Cán bộ điều tra là gì?
Về khái niệm điều tra trong tố tụng hình sự thì có nhiều quan điểm về khái niệm này tuy nhiên nhìn chung có các luồng quan điểm về điều tra như sau:
– Thứ nhất, có thể hiểu hoạt động điều tra là hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện với các mục đích thu thập các thông tin từ vụ án xảy ra, tiến hành các hoạt động củng cố và kiểm tra các chứng cứ trong vụ án hình sự đã có sẵn nhằm mục đích làm sáng tỏ sự việc để đi đến các kết luận điều tra theo quy định của pháp luật.
Theo khái niệm này, điều tra được thực hiện bởi các hoạt động của các điều tra viên, cán bộ điều tra, các chủ thể điều tra này tiến hành thực hiện thu thập chứng cứ của vụ án hình sự. Với khái niệm này đã nêu rõ các chủ thể tiến hành điều tra những vẫn chưa nêu đến phương pháp thực hiện điều tra bằng phương pháp như thế nào nên khái niệm này có thể hiểu việc thực hiện điều tra được thực hiện dựa trên các chứng cứ có sẵn, tồn tại trên thực tế trước khi thực hiện cuộc điều tra vụ án được diễn ra. Với cách hiểu về điều tra như thế này thì cơ quan điều tra chỉ thực hiện các hoạt động cụ thể như xác minh lại bằng chứng chứng cứ đã có sẵn này để làm căn cứ giải quyết vụ án chứ không nói rõ quá trình tìm ra các căn cứ để giải quyết những tình tiết, chứng cứ chưa có sẵn.
Đối với khái niệm này thì khái niệm chưa làm rõ được chủ thể của hoạt động điều tra và xác định các chứng cứ nào có trước, các chứng cứ nào có sau để tìm thêm các tình tiết làm sáng tỏ vụ việc, tránh giải quyết vụ án
– Thứ hai, về khái niệm điều tra được hiểu như sau, điều tra là một dạng hoạt động phát hiện, nghiên cứu, củng cố, ghi nhận, thu giữ các chứng cứ của điều tra viên theo quy định của luật. Với cách hiểu này không nói đến hoạt động nào đã làm xuất hiện chứng cứ. Cũng giống như quan điểm thứ nhất, khái niệm này không thừa nhận chứng cứ của vụ án có trước khi tiến hành các hoạt động điều tra mà cho rằng các chứng cứ này có được khi tiến hành điều tra và suy luận dựa trên các cơ sở có sẵn của cơ quan điều tra.
Nhìn chung hai quan điểm điều tra này đều chưa phản ánh hết được tính đầy đủ về điều tra, hai khái niệm này đều khá mơ hồ, vẫn chưa phân định được sự khác biệt giữa các khách thể phản ánh thông qua các hoạt động điều tra tức là các dấu vết cụ thể của tội phạm và các sản phẩm của hoạt động điều tra tức là chứng cứ. Điểm khác nhau giữa hai khái niệm này là khái niệm về sự xuất hiện của chứng cứ là có trước hay có sau khi điều tra.
– Thứ ba, một quan điểm điều tra đặt ra vấn đề điều tra là tổng hợp các hoạt động tụng được thực hiện với các chủ thể điều tra, các hoạt động này có nội dung phát hiện, củng cố các tình tiết đã có sẵn, thu giữ các thông tin thực tế nhằm mục đích thu thập chứng cứ để chứng minh hành vi tội phạm có xảy ra hay không. So với hai quan điểm trên, quan điểm này đã phân biệt được giữa khách thể của hoạt động điều tra với kết quả thu nhận được, phân biệt được mối quan hệ giữa chủ thể điều tra và các chứng cứ cần điều tra.
Nhìn chung thì cả ba khái niệm về điều tra đều đã nêu rõ được về đặc điểm của các hoạt động điều tra là hoạt động của các chủ thể điều tra nhằm mục đích phát hiện, thu thập các chứng cứ, tiến hành lập luận củng cố, ghi nhận, thu giữ những thông tin của vụ án đã xảy ra.
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ điều tra:
Để thực hiện việc điều tra, bên cạnh điều tra viên thì cán bộ điều tra là người được bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ điều tra theo quy định của
– Cán bộ điều tra có thể hiểu là một chức danh tố tụng được bổ nhiệm khi đáp ứng đủ các điều kiện để giúp Điều tra viên thực hiện một số hoạt động Điều tra hình sự. Về tiêu chuẩn chung của Điều tra viên được quy định tại Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 cụ thể như sau:
+ Điều tra viên phải là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc tuân thủ hiến pháp là điều kiện cơ bản mà điều tra viên cần phải có để trở thành người của cơ quan nhà nước. Điều tra viên để thực hiện công minh trong quá trình điều tra cần có phẩm chất đạo đức tốt, là người liêm khiết, bản tính của người này phải trung thực, để có thể đứng dưới dự lãnh đạo của đảng thì người này cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lẽ công bằng, tránh gây oan sai cho người liên quan.
+ Để đảm bảo cho nghiệp vụ đối với chức vụ này thì cán bộ điều tra được bổ nhiệm cần có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên mới được đảm nhiệm chức vụ này.
+ Cán bộ điều tra muốn được bổ nhiệm cần phải có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định đáp ứng thời gian công tác tối thiểu.
+ Cán bộ điều tra muốn được bổ nhiệm cần phải có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Cán bộ điều tra phải được bổ nhiệm và cấp Giấy chứng nhận cán bộ điều tra mới được thực hiện các nhiệm vụ của Cán bộ điều tra. Đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận Cán bộ điều tra thuộc Công an nhân dân thì thẩm quyền thực hiện những việc này thuộc về Bộ trưởng Bộ Công an, nếu cán bộ điều tra thuộc Quân đội nhân dân thì sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện, cán bộ điều tra ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
– Trong quá trình làm việc thì Cơ quan điều tra phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tuân thủ pháp luật, tránh làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người liên quan.
– Về chủ thể phân công cán bộ điều tra: Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi tiến hành điều tra vụ án sẽ tiến hành phân công người thuộc cơ quan, đơn vị đủ các điều kiện tiêu chuẩn làm Cán bộ Điều tra giúp cơ quan mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao để tiến hành Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
– Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao thì Cán bộ điều tra được giao nhiệm vụ phải chịu trách nhiệm trước Điều tra viên, Thủ trưởng Cơ quan Điều tra, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về những hoạt động của mình trong quá trình điều tra, trường hợp cán bộ điều tra có hành vi sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ điều tra:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra được quy định tại Điều 38
+ Cán bộ điều tra trong quá trình hỗ trợ Điều tra viên có nhiệm vụ ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác một cách chính xác, trung thực, đảm bảo nghiệp vụ khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự. Quá trình hỗ trợ này Cán bộ điều tra phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc và quy trình theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
+ Việc hỗ trợ điều tra viên bao gồm cả việc giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng của vụ án hình sự đến chủ thể nhận kịp thời và đúng quy trình theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
+ Cán bộ điều tra trong quá trình hỗ trợ Điều tra viên có nhiệm vụ giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án trong quá trình giải quyết vụ án đồng thời cán bộ điều tra phải thực hiện hoạt động tố tụng khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Để đảm bảo Cán bộ điều tra làm việc công minh, điều tra chính xác thì luật quy định các cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.
Như vậy qua phân tích ở trên có thể thấy Cán bộ điều tra có nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ điều tra viên tiến hành điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.
– Bộ luật tố tụng hình sự 2015.