Đất đai là bất động sản có giá trị lớn và có thể biến động theo thời gian, theo đó nhiều vấn đề liên quan đến đất đai luôn nhận được sự quan tâm của mọi người. Trong quá trình đo đạc, nhiều người đặt ra thắc mắc: Cán bộ địa chính đo sai đất thì phải giải quyết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khi nào cần nhờ cán bộ địa chính đo đất?
Trên thực tế thì có một số trường hợp cần phải tiến hành đo đạc đất và khi đó các cán bộ địa chính xã tiến hành đo đạc đất, cơ bản sẽ xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đúng với thời điểm cấp giấy đó và sau một thời gian dài khi mà người sử dụng đất sử dụng đất này thì có những sự biến động do kết cấu hạ tầng mở rộng hoặc sự xuất hiện của các công trình mới làm cho sai số xuất phát từ cả lý do khách quan và chủ quan khiến cho diện tích đất trên thực tế và diện tích đất trên giấy tờ không khớp nhau. Đó có thể là những biến động do chính bên trong xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của hộ gia đình cá nhân sử dụng đất tiến hành tự thỏa thuận dẫn đến việc sai lệch diện tích trên thực tế khác với diện tích trên giấy chứng nhận.
Thứ hai, có thể kể đến trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ những năm trước đây khi mà hệ thống đo đạc thôi đó chưa phát triển cùng với công nghệ chưa được tuổi thân dẫn đến quá trình đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân thông qua những công cụ sơ sài khiến cho quá trình đó đã đạt đến độ chính xác thấp.
Thứ ba, việc sai lệch ranh giới thửa đất cũng là một trong những nguyên nhân có thể kể đến và nguyên nhân này cũng là phổ biến và được coi là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến quá trình đo đạc lại. Nguyên nhân này xuất phát từ việc thống nhất ranh giới giữa các hộ liền kề không rõ ràng cũng như việc cắm mốc ranh giới được xác định dựa trên những cơ sở không chắc chắn như cây cối, bờ rào… thậm chí là xác định ranh giới bởi những vật không ổn định như bức tường, móng gạch… dẫn đến những sai sót khiến cho các chủ sử dụng tự Ý kéo dài phần đất vượt quá quyền sử dụng của mình với ảnh hưởng đến quyền và lễ hợp pháp của người khác mà không tiến hành thông qua việc đo đạc kỹ thuật cao. Tình trạng này tại các địa phương đang diễn ra khá phổ biến.
Thứ ba, trong trường hợp bổ sung nốt giấy hoặc thay đổi mốc giới và đường địa giới hành chính trên bản đồ hoặc thay đổi đơn vị hành chính mới và cắm mốc địa giới trên thực địa.
2. Giải quyết như thế nào khi cán bộ địa chính đo sai đất?
Có thể nói khi rơi vào một trong những nguyên nhân nhất định và những lý do nhất định thì người dân sẽ có nhu cầu tiến hành đo đất. Khi đấy thì những chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành đo đạc địa chính. Đất đai từ trước đến nay luôn được ghi nhận là một tài sản có giá trị và đặc biệt quan trọng vì thế đo đạc sai đất là một trong những hành vi tối kị và trái với quy định của pháp luật. Vì thế cho nên mặc dù trong quá trình đo đạc địa chính thì cán bộ đo đạc sai số mà vượt quá mức cho phép ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thì khi đó cũng cần được đặt ra nhiều phương hướng giải quyết để tránh tình trạng tranh chấp và hậu quả kéo dài. Nhìn chung thì việc cán bộ địa chính đo đạc sai lệch dẫn đến sai thông tin so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa các hộ dân sẽ xảy ra tranh chấp khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
– Tranh chấp xảy ra khi hai chủ sở hữu bất động sản cùng đang tiến hành xây dựng nhà ở hoặc xây dựng các công trình hoặc khi họ có những tranh chấp liên quan đến phần diện tích và mốc giới cũng như ranh giới giữa các bất động sản với nhau;
– Tranh chấp xảy ra khi một trong hai bên chủ sử dụng đất họ tiến hành các giao dịch theo quy định của pháp luật dân sự như chuyển nhượng hoặc tặng cho… khi đó quyền và lễ hợp pháp của họ sẽ bị ảnh hưởng do diện tích đất sai lệch;
– Và đồng thời tranh chấp đất cũng xảy ra khi nhà nước và các cơ quan tiến hành giải phóng mặt bằng triển khai các quy hoạch kế hoạch về thu hồi đất và giải tỏa đền bù theo quy định của pháp luật…
Nhìn chung thì khi Đo sai đất có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng cán bộ địa chính sẽ phải chịu trách nhiệm với quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. Có nhiều hướng giải quyết đặt ra khi rơi vào trường hợp này theo đúng quy định và trình tự của pháp luật. Đó là các bên có thể tự thỏa thuận thương lượng hòa giải với nhau để cùng đi đến một phương án chung. Điều này là phù hợp và luôn luôn được ưu tiên trước khi đưa ra cơ quan nhà nước có thẩm quyền bởi nó tôn trọng và đề cao ý chí của các chủ thể khi tranh chấp và quyền lợi của họ bị ảnh hưởng. Nếu như thông qua quá trình hòa giải thương lượng mà hai bên không thể tìm được tiếng nói chung và không thể hóa giải được thì khi đó có thể làm đơn yêu cầu hòa giải lên Ủy ban nhân dân cấp cơ sở. Ủy ban nhân dân cấp cơ sở sẽ là đơn vị đứng giữa để có thể tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho đôi bên theo nguyên tắc bình đẳng, vô tư và khách quan. Nếu Như trong quá trình hòa giải mã các bên vẫn không thể thương lượng được thì khi đó ủy ban nhân dân cấp cơ sở sẽ lập biên bản hòa giải không thành. Với sự tồn tại của biên bản hòa giải không thành thì đó đắp ứng được yêu cầu tiền tố tụng theo thủ tục tố tụng dân sự và khi đó thì các bên có thể tiến hành nộp đơn khởi kiện về tranh chấp lên tòa án về hành vi hành chính cụ thể ở đây là hành vi đo đạc sai lệch thông tin của các cán bộ địa chính dẫn đến quyền lợi bị xâm phạm và tranh chấp kéo dài. Trong quá trình giải quyết tranh chấp nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng thì cần phải tuân thủ theo ba nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất đó là cần phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện của chủ sở hữu.
Thứ hai đó là giải quyết tranh chấp thì phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất nhất là những lợi ích về kinh tế đồng thời khuyến khích sự tự hòa giải nội bộ các bên tranh chấp.
Thứ ba là việc quá trình giải quyết tranh chấp phải hướng đến mục đích ổn định kinh tế xã hội đồng thời gắn với quá trình phát triển cũng như mở rộng và mở mang các ngành nghề đào tạo cho lao công có việc làm sao cho phù hợp với các đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương nhất định.
3. Trình tự và thủ tục cần làm khi phát hiện địa chính đo sai đất:
Có thể nói khi phát hiện ra việc địa chính đo sai đất thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà họ có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vì thế cho nên, dù có xảy ra tranh chấp hay không, quá trình đo đạc bị sai sót thì nhìn chung cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những chủ yếu và những chủ sử dụng đất hợp pháp theo quy định của pháp luật. Do nó để lấy lại những quyền lợi của mình thì các chủ thể này cần phải tiến hành những thủ tục và trình tự nhất định cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ về các loại giấy tờ.
Bước 2: Những người có quyền lợi ích bị xâm phạm từ hành vi đo đạc sai sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền đấy chính là chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai nơi có mảnh đất tọa lạc cần đính chính.
Bước 3: Tại văn phòng đăng ký đất đai sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ tiến hành thực hiện các công việc chính như sau:
– Thẩm định hồ sơ;
– Cho cán bộ địa chính xuống đo lại diện tích, ranh giới đất;
– Lập biên bản kết luận về nội dung và nguyên nhân sai sót;
– Lập hồ sơ trình với cơ quan có thẩm quyền thực hiện đính chính vào Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất;
– Chỉnh lý nội dung sai sót vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Cuối cùng thì người yêu cầu đính chính sẽ phải đến nhận kết quả theo như lịch hẹn trên giấy của văn phòng đăng ký đất đai đồng thời thì họ sẽ tiến hành đóng những khoản nghĩa vụ nhất định như phí hoặc lệ phí do ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố ban hành theo quy định. Nhìn chung thì thời gian xử lý từ lúc nộp hồ sơ cho đến lúc nhận kết quả thông thường không quá 10 ngày làm việc.
4. Thành phần hồ sơ xử lý vụ việc:
Một bộ hồ sơ khi đi chỉnh lý bao gồm những loại giấy tờ sau đây để tránh mất thời gian công sức của các chủ thể do hồ sơ bị thiếu, như sau:
– Đơn đề nghị đính chính diện tích, ranh giới đất của chủ thể có yêu cầu;
– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc chứng minh thư nhân dân;
– Bản sao sổ hộ khẩu có công chứng, chứng thực;
– Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đúng thẩm quyền;
– Các giấy tờ liên quan đến việc diện tích đất bị đo sai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017;