Việt Nam là nước đi lên từ nền nông nghiệp lúa nước, vì thế đất nông nghiệp trở thành di sản thừa kế trong rất nhiều trường hợp. Câu hỏi đặt ra là: Cán bộ và công chức thì liệu có được thừa kế đất nông nghiệp hay không?
Mục lục bài viết
1. Cán bộ, công chức được thừa kế đất nông nghiệp không?
1.1. Khái quát chung về pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất:
Trong đời sống thực tiễn, tài sản do cá nhân làm ra thuộc sở hữu của riêng họ. Pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân đối với tài sản. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình, thậm chí trong trường hợp họ mất đi, họ cũng có toàn quyền quyết định về việc để lại tài sản của mình cho những người còn sống tiếp tục chiếm hữu và sử dụng cũng như định đoạt. Pháp luật gọi việc này là thừa kế quyền sử dụng đất. Trong lĩnh vực đất đai, vấn đề thừa kế quyền sử dụng đất được đặt ra khi pháp
Thứ nhất, thừa kế quyền sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với một sự kiện pháp lý, đó là người sử dụng đất chết. Điều này có nghĩa là thừa kế quyền sử dụng đất chỉ đặt ra khi người có quyền sử dụng đất chết.
Thứ hai, thừa kế quyền sử dụng đất là trường hợp đặc biệt của chuyển quyền sử dụng đất. Tính đặc biệt này thể hiện ở các khía cạnh sau: việc chuyển giao quyền sử dụng đất cho người khác luôn gắn liền với một sự kiện pháp lý đó là người có quyền sử dụng đất chết, người nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất không phải nộp bất kỳ một khoản tiền nào cho người có quyền sử dụng đất, sự chuyển dịch quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện trong phạm vi và đối tượng hẹp, đó là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng.
Thứ ba, không phải bất cứ chủ thể sử dụng đất nào cũng có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất mà chỉ các chủ thể được pháp luật quy định mới có quyền năng này.
Thứ tư, bên cạnh việc tuân thủ các quy định về thừa kế của pháp luật dân sự, thì thừa kế quyền sử dụng đất còn phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 188 của Luật Đất đai năm 2013 hiện hành.
1.2. Cán bộ, công chức được thừa kế đất nông nghiệp không?
Trước tiên cần hiểu, quyền sử dụng đất nông nghiệp có được coi là di sản thừa kế không? Thì theo quy định của pháp
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể thấy rằng, các chủ thể trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp được xác định dựa trên những căn cứ nhất định, theo đó pháp luật có quy định những trường hợp sau đây sẽ được xác định là chủ thể trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp, bao gồm:
– Chủ thể đang sử dụng đất nông nghiệp do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, cho thuê hoặc công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, có được đất thông qua giao dịch dân sự hợp pháp, hoặc đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;
– Không thuộc các chủ thể được hưởng lương thường xuyên, đối tượng đã nghỉ hưu và mất sức lao động theo quy định pháp luật;
– Các chủ thể có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang trong quá trình sử dụng đó.
Do đó, căn cứ theo quy định hiện hành, cụ thể là tại Điều 191 của Luật Đất đai năm 2013, thì cán bộ và công chức không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được thực hiện giao dịch nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa, quy định này của pháp luật nhằm hạn chế sự lãng phí tài nguyên xuất phát từ tính chất công việc của các cán bộ và công chức. Tuy nhiên, các chủ thể này vẫn được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho các loại đất nông nghiệp khác, như đất trồng cây hàng năm, đất làm muối, đất rừng sản xuất hoặc đất trồng cây lâu năm …
Tuy nhiên trong quan hệ nhận thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự, thì các chủ thể mặc dù giữ cương vị là cán bộ hoặc công chức, mặc dù không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nhưng dựa trên sự bình đẳng về hàng thừa kế, họ vẫn là một trong những chủ thể thuộc hàng thừa kế tại thời điểm mở thừa kế của người mất, vì thế họ vẫn được hưởng thừa kế đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp bởi đó được xem là di sản của người mất để lại. Do đó đối với câu hỏi: Cán bộ, công chức được thừa kế đất nông nghiệp không? Thì câu trả lời là cá nhân nhận thừa kế là cán bộ công chức thì có thể nhận di sản thừa kế là đất nông nghiệp.
2. Trình tự và thủ tục để cán bộ, công chức được hưởng thừa kế đất nông nghiệp:
Nhìn chung thì thủ tục để nhận thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với những người thuộc diện thừa kế, trong đó có chủ thể cán bộ và công chức như đã phân tích ở trên, thì cần phải tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Các chủ thể thuộc hàng thừa kế khai nhận di sản thừa kế đối với đất nông nghiệp mà người mất để lại. Khi thực hiện thủ tục này thì người thừa kế cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau: văn bản khai nhận di sản thừa kế được viết theo mẫu đầy đủ các nội dung do pháp luật quy định, giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản thừa kế, giấy tờ để chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người được hưởng di sản thừa kế, giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế và giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất là đối tượng của quan hệ thừa kế.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị được một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì người thừa kế sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng bất kì.
Bước 3: Sau khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan nhận hồ sơ sẽ tiến hành niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Uỷ ban nhân dân cấp xã phường nơi có đất là di sản thừa kế trong thời hạn 15 ngày theo quy định của pháp luật để công khai việc hưởng thừa kế cũng như xem xét về trường hợp có tranh chấp đối với di sản thừa kế hay không. Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết, nếu như không có bất cứ một tranh chấp hay khiếu nại và tố cáo nào thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ công chứng vào văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp này.
Bước 4: Cuối cùng là tiến hành thủ tục sang tên đối với di sản thừa kế để lại là đất nông nghiệp. Trong thời hạn 30 ngày được tính kể từ ngày hoàn thiện văn bản khai nhận di sản thừa kế thì những người thuộc hàng thừa kế sẽ phải tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện. Khi đó thì những chủ thể thuộc hàng thừa kế sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ bản sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau đây: Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu pháp luật quy định, văn bản khai nhận di sản thừa kế hợp pháp có dấu bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và bản gốc của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hợp lệ.
3. Mức xử phạt đối với hành vi cán bộ, công chức tự ý mua đất nông nghiệp:
Theo quy định tại Điều 26 của nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì có quy định về các trường hợp tiến hành các giao dịch dân sự như nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ chịu mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với các chủ thể là hộ gia đình hoặc cá nhân tiến hành các giao dịch dân sự như nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu vào vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng mà không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó;
– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với các chủ thể là hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa;
– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với các chủ thể là hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của nhà nước trong thời hạn 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất;
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với các chủ thể là tổ chức nhận chuyển nhượng sử dụng đất trồng lúa, hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng đặc dụng của các chủ thể là hộ gia đình, cá nhân.
Như vậy thì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, các chủ thể là cán bộ hoặc công chức tự ý tiến hành các giao dịch dân sự như nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa, thì sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, đó là buộc trả lại diện tích đất trồng lúa đã giao dịch theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.