Bài viết dưới đây là tổng hợp các bài Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều hay nhất. Cùng tham khảo để cảm nhận nhan sắc và tài năng của Kiều đồng thời có thêm nhiều kiến thức nhé:
Mục lục bài viết
1. Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều ngắn gọn nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Chị em Thúy Kiều
Vẻ đẹp của Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều
1.2. Thân bài:
* Vẻ đẹp ngoại hình của Kiều:
– Nhà thơ rất tài tình trong việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để làm nổi bật lên vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Kiều.
Kiều hiện lên với một vẻ đẹp của trang giai nhân tuyệt mỹ.
– Nhan sắc của Kiều đẹp đến nỗi trời đất phải ghen tị, thiên nhiên cũng đố kị với vẻ đẹp này.
-> Những điều đó như dự cảm về cuộc đời chông gai của Kiều.
* Tài năng của Kiều:
– Kiều am hiểu và tinh tường mọi tài nghệ, nhưng nổi bật nhất là thi ca và đàn hát.
-> Báo hiệu cho cuộc đời đầy sóng gió và bi kịch
1.3. Kết luận:
Khái quát lại vẻ đẹp của Kiều và cảm nhận của bản thân.
2. Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều hay nhất:
Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều trong trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” được đại thi hào Nguyễn Du miêu tả vô cùng độc đáo.
Có thể nói, vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật Thúy Kiều kết hợp với vẻ đẹp nội tâm của nàng, là vẻ đẹp độc đáo, vẻ đẹp vô song mà không ai trên đời có thể so sánh được. Tác giả Nguyễn Du đã vô cùng sâu sắc và tài tình khi miêu tả nhân vật Thúy Vân một cách chi tiết rồi lấy đó làm đòn bẩy để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
….
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.
Có thể nhận thấy hình ảnh một cô gái không chỉ vô cùng tài hoa và xinh đẹp mà người ta còn nhận thấy ở Kiều một vẻ đẹp tuyệt vời, hội tụ mọi tinh hoa của tài hoa và mỹ nhân trên đời. Nguyễn Du dường như có một tình cảm vô cùng ưu ái đối với nhân vật Kiều, ở nàng không chỉ có tài hoa và sắc đẹp mà vẻ đẹp nội tâm của Thúy Kiều cũng vô cùng sâu sắc.
Đồng thời, nàng cũng là một đứa con hiếu nghĩa, đoan trang và đức hạnh nữa. Nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du hiện lên với vẻ đẹp của đôi mắt trong veo như mặt nước mùa thu. Đôi lông mày cũng thể hiện phong thái tràn ngập sức sống. Chỉ bằng đôi mắt đó, chúng ta có thể cảm nhận được một tuổi trẻ ở Kiều lúc này, tràn đầy ước mơ cho tương lai của Thúy Kiều.
Một người đẹp đến mức thiên nhiên phải ghen tị như thế thì đó cũng là lời cảnh báo cho mười lăm cuộc đời lưu lạc và giông bão của Thúy Kiều. Đó chính là lời cảnh báo cho số phận nhiều gian truân của nàng trong tương lai. Khi chỉ cần nhìn thấy vẻ đẹp của Thúy Kiều, ngay cả thiên nhiên và cây cỏ cũng phải vô cùng xấu hổ vì cảm thấy mình không còn tươi tắn nữa, chúng dường như thấy hổ thẹn vì không đẹp bằng Kiều.
Nhà thơ Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ mỹ miều nhất để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Người ta có thể thấy rằng Kiều có một vẻ đẹp vô cùng lộng lẫy. Và hẳn là điềm báo mà tác giả Nguyễn Du cũng đã tiên đoán cho độc giả thấy trước được con đường tương lai nhiều bất hạnh của Thúy Kiều.
Qua chân dung Thúy Kiều, độc giả đã cảm nhận được vẻ đẹp vô cùng tuyệt vời, đồng thời thấy được rằng vẻ đẹp đó là một vẻ đẹp mang nhiều chông gai, thử thách cho một cô gái tài năng và xinh đẹp như Thúy Kiều.
3. Cảm nhận vẻ đẹp Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều ấn tượng nhất:
Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu tác phẩm Truyện Kiều, giới thiệu về gia cảnh của Kiều. Khi giới thiệu về những người trong gia đình nàng Kiều, tác giả tập trung miêu tả tài năng, nhan sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều. Sau khi xây dựng chân dung và nhan sắc của Thúy Vân, nhà thơ tập trung miêu tả nhan sắc của Kiều trong sự so sánh với nhan sắc của Vân:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Về nhan sắc và tài năng Kiều đều hơn hẳn Vân. Vẻ đẹp của Vân hiện lên với thủ pháp tượng trưng thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên như thước đo vẻ đẹp của con người thông qua hàng loạt hình ảnh: thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu, Nguyễn Du đã vẽ lên vẻ đẹp của một mỹ nhân tuyệt sắc. Nhưng trái ngược với khi miêu tả Vân, tác giả tập trung vào một điểm nhìn để tả Kiều, đó là đôi mắt: “Làn thu thủy nét xuân sơn”. Đôi mắt sáng và sâu như nước mùa thu; đôi lông mày thanh thoát như màu núi xuân. Đây chính là cách vẽ “điểm nhãn” cho nhân vật. Bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn con người. Và qua đôi mắt Kiều, ta thấy được tâm hồn trong sáng, sâu lắng và có sức hấp dẫn lạ kỳ của nhân vật. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp vượt ra ngoài chuẩn mực của thiên nhiên và khuôn khổ của người phụ nữ phong kiến, vì thế: “Hoa ghen – liễu hờn” và thậm chí vẻ đẹp đó khiến nghiêng thành đổ nước:
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Tiếp đến là vẻ đẹp tài hoa của Kiều. Nếu như khi miêu tả Vân, nhà thơ chỉ tập trung miêu tả nhan sắc mà không tập trung miêu tả tài năng và tâm hồn của nàng, thì khi miêu tả Kiều, nhà thơ chỉ miêu tả nhan sắc một phần, còn lại dành trọn cho tài năng:
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Chỉ với một câu thơ, nhà thơ đã nhắc đến cả nhan sắc và tài năng của nàng. Nếu xét về nhan sắc, Kiều là số một, thì xét về tài năng, không ai sánh bằng nàng. Tài năng của Kiều có thể nói là có một không hai trên đời. Vì được trời phú cho trí thông minh, Kiều tài giỏi trong mọi lĩnh vực nghệ thuật: cầm – kì – thi – họa. Tất cả đều đạt đến trình độ lý tưởng theo quan niệm của lễ giáo phong kiến: “Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”. Tài năng của Kiều được thể hiện rõ nhất ở tài năng chơi đàn tranh: “Cung thương lầu bậc ngũ âm/ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”: nàng thuộc lòng tất cả các nốt nhạc và chơi Hồ cầm một cách hoàn hảo. Hơn nữa, nàng còn giỏi sáng tác nhạc: “Khúc nhà tay lựa nên chương/ Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”. Mỗi lần đánh đàn tranh, nàng lại hát bài “Bạc mệnh” khiến người nghe đau khổ, sầu não. Bài hát là tâm hồn, là thứ âm nhạc theo Kiều suốt cuộc đời, thể hiện một trái tim nhạy cảm và một cuộc đời bi thương, bất hạnh.
Tóm lại, chân dung Kiều là chân dung của tính cách và số phận. Vẻ đẹp của Kiều là vẻ đẹp khác người khiến thiên nhiên phải ghen tị: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”; Tài năng của Kiều vượt trội hơn người khác, nên chắc chắn theo quy luật chung của số phận “Chữ tài đi với chữ tai một vần” hay “Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” nên cuộc đời Kiều là cuộc đời của một kiếp người hồng nhan bạc mệnh, vô cùng bi thảm và nghiệt ngã.
Đọc những dòng thơ của Nguyễn Du, chúng ta thấy tài năng độc đáo của nhà thơ trong việc khắc họa chân dung con người. Từ bức tranh chân dung nàng Kiều, nhà thơ thể hiện những dự cảm về cuộc đời éo le, bất hạnh của nàng.
Như vậy, bằng cách sử dụng bút pháp ước lệ dùng vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người, Nguyễn Du đã vẽ nên thành công vẻ đẹp chân dung của hai chị em Thúy Kiều, đặc biệt là vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều. Qua đó, chúng ta hiểu được cảm hứng của nhà thơ, ngợi ca cái đẹp, tài nặng của con người và dự cảm về số phận của một con người tài năng nhưng lại kém may mắn ở Nguyễn Du.