Bài thơ Tây Tiến là một bản anh hùng ca về người lính. Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, vừa kiên cường, bất khuất, vừa lãng mạn, hào hoa. Dưới đây là bài văn cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến:
- 2 2. Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất:
- 3 3. Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến ngắn gọn:
- 4 4. Các điểm cần chú ý khi viết cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến:
1. Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến:
Mở bài:
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Thân bài:
Giải thích từ ngữ:
- Hào hùng là vẻ đẹp của phẩm chất và cốt cách thuộc về ý chí.
- Hào hoa: lãng mạng, bay bổng, thuộc về ý chí.
- Là hai mặt cảm xúc hòa quyện vơi nhau làm nên vẻ đẹp, hình tượng người lính thời kỳ chống Pháp
Phân tích qua đoạn thơ:
- Cảm xúc hào hùng, hào hoa thể hiện qua bức chân dung người lính mang phong thái anh hùng, khao khát lập chiến công (Hình ảnh Đoàn binh không mọc tóc, dữ oai hùm)
- Cảm xúc hào hùng, hào hoa miêu tả thông qua nội tâm người lính (khi thì hào hung với khát vọng bảo vệ Tổ quốc với hình ảnh “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”; Khi lại lãng mạn hào hoa trong nỗi nhớ người con gái xinh đẹp trên mảnh đất Hà Thành)
- Cảm xúc hào hùng, hào hoa thể hiện khi nhà thơ nói về sự hi sinh (Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh; thực trạng thiếu thốn khốc liệt bị vẻ đẹp tráng sĩ làm mờ đi với câu nói “chẳng tiếc đời xanh”. “Áo bào thay chiếu anh về đất. Sông Mã gầm lên khúc độc hành”)
- Âm hưởng lời thơ cùng nhiều biện pháp nghệ thuật góp phần tạo nên vẻ đẹp hào hoa và hào hùng người lính Tây Tiến.
Kết luận:
Bài thơ làm hiện lên một bức chân dung mới mẻ về hình tượng người lính, tạo nên âm hưởng thời đại.
2. Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến hay nhất:
Trong bài thơ Tây Tiến của
Bài thơ Tây Tiến ra đời vào cuộc kháng chiến chống Pháp khi mà những những thanh niên “mang chí nam nhi thời loạn,” cùng nhau “xếp bút nghiên ra xa trường”. Họ sẵn sàng dấn thân với mọi gian nan thử thách, bỏ lại sau lưng mình gia đình ở quê nhà, ra đi với tinh thần “trượng phu có chí anh hùng”. Bởi thế họ chứa đựng hai vẻ đẹp hào hùng lẫn hào hoa.
Hào hùng là vẻ đẹp phẩm chất, cốt cách thuộc về ý chí. Hào hoa là vẻ đẹp thuộc về đời sống lãng mạn. Hai nét đẹp ấy dường như đối lập nhau, khi mà hào hùng là ý chí của sức mạnh trong mỗi thanh niên mang tinh thần thời đại đáng tự háo “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Còn hào hoa lại là một tâm hồn lãng mạn ngày đêm “mơ Hà Nội dáng kiều thơm” và tiếng “Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”.
Vẻ đẹp hào hoa, hào hùng của những người lính Tây Tiến biểu hiện qua cuộc sống chiến đấu gian khổ, đầy gian nan thử thách với núi cao, thác ghềnh, dốc đứng, vực sâu… Có lúc chìm vào sương mù hay núi cao chọc trời Tây Bắc với hình ảnh “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”, lúc lại rơi vào trận địa núi non trùng điệp:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Thiên nhiên giăng ra biết bao thử thách, lúc nào cũng sẵn sàng ngăn cản ý chí của con người. Vậy mà họ vẫn cứ thầm lặng dấn thân, vượt qua hiểm trở của oai linh của rừng thiêng núi độc cùng sự rình mò của thú dữ. Rồi cái chết hiện ra, họ phải đối mặt với tất cả:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
Hào hùng nhất mà cũng là khoảnh khắc lãng mạn khi nhà thơ Quang Dũng khắc họa chân dung những người lính:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Chân dung người lính được khắc họa qua hai nét vẽ chủ đạo: Bi và Tráng. Trong đó bi là bi thương, còn tráng là hào hùng. Cái sự “Bi tráng” vừa đối lập mà vừa hài hòa, có nghĩa là vừa đau thương lại vừa hào hùng hay cũng có thể là càng đau thương càng hào hùng. Nét bi thương ấy trước hết là ở ngoại hình người lính đầu trọc “không mọc tóc”, da dẻ héo úa khiến họ trở thành “quân xanh màu lá”. Đó là hậu quả của sốt rét trong khu rừng ác tính, hậu quả của đói rét, gian khổ khiến sức trẻ của những người lính bị bào mòn đi.
Đối lập với “bi” là cái bên ngoài (ngoại hình) là cái “tráng” của cái bên trong (tâm hồn) đã tạo nên vẻ đẹp của người lính Tây Tiến. Hình ảnh “không mọc tóc” tượng trưng cho ngang tàng, coi thường gian khổ của người lính trẻ luôn hóm hỉnh. Từ “đoàn binh” mang ý nghĩa rộng hơn từ “đoàn quân” để chỉ sự hùng mạnh, còn từ “dữ oai hùm” đã phi thường hóa người lính. Họ là những con người làm chủ tình thế, luôn áp đảo kẻ thù.
Người lính hiện lên với sự lãng mạn, hào hoa:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Vẻ đẹp lãng mạn vượt qua hiện thực hướng tới niềm lạc quan, sự mộng mơ. Hình ảnh “Mắt trừng” là hình ảnh đôi mắt đầy chí đầy tình. Đôi mắt ấy hướng về biên giới với giấc mộng đánh giặc, mộng hòa bình, mộng lập công, mộng trở về. Đôi mắt ấy gửi về Hà Nội là một “Đêm mơ Hà Nội”, chính là quê hương của người lính và cũng là thủ đô của cả nước. Người lính Tây Tiến luôn nhớ về “dáng kiều thơm” nơi Hà Nội với những người bạn thanh lịch và cũng có thể là hình bóng trong mộng của nhà thơ.
Giữa những muôn trùng gian khổ, chiến sĩ Tây Tiến vẫn giữ nguyên cốt cách hào hùng và hào hoa của mình:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”.
Cái dữ dội của chiến tranh biến mất chỉ còn ánh sáng tràn ngập của hội đuốc hoa và tâm hồn thắm thiết của tình quân dân. Câu thơ cảm thán “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” là cái ngỡ ngàng, cái đắm say của tâm hồn hóm hỉnh, tinh nghịch của người lính. Có thể người lính như được tô đậm bởi vẻ đẹp con người, cảnh vật vùng Tây Bắc, bay lên trong tiếng nhạc điệu khèn. Những chữ “xiêm áo”, “khèn lên,” “man điệu”, “nhạc về” gợi lên vẻ đẹp vừa gần vừa xa của nơi xứ lạ làm lòng người như xốn xang hơn.
Đi suốt bài thơ ta gặp cái ngang tàng của người lính Tây Tiến đặc biệt thông qua cụm từ “súng ngửi trời” rất lính. Thiên nhiên Tây Tiến dữ dội với vực thẳm, thác gầm nổi bật trên đó là vẻ đẹp lạc quan của người lính sánh ngang với thiên nhiên hùng vĩ. Cái chất hào hùng của người lính được biểu hiện rõ thông qua những hình ảnh “sương lấp,” “dãi dầu”, “đoàn quân mỏi,” “không bước nữa,” “bỏ quên đời” thì ý chí dấn thân kiên định sắt đá “không hẹn ước,” “chẳng tiếc đời xanh,” “chẳng về xuôi.”
Đến cái chết với họ cũng hào hoa, hào hùng. Cái chết là một sự thật rất bi thảm, nhưng qua ngòi bút của nhà thơ ta lại thấy dược ý chí của người lính Tây Tiến rất đỗi hào hùng, dù có chết cũng “không rời vũ khí, không xa đội ngũ”.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Rồi những hình ảnh nơi rừng hoang“Rải rác biên cương mồ viễn xứ” vẫn luôn vang lên như một lời thề kiên định “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, coi cái chết nhẹ như lông hồng”.
Còn với người lính Tây Tiến:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Hai chữ “áo bào” lấy từ chất liệu văn học cổ gợi được hào khí của người lính với thái độ ngạo nghễ khi đi vào cái chết.
Khắc họa vẻ đẹp chí khí và tâm hồn hào hoa, hào hùng của người lính Tây Tiến, Quang Dũng ngợi ca những thanh niên với lý tưởng nguyện dâng hiến máu xương mình cho đất nước. Thời gian đã đi qua, nhưng tượng đài về người lính Tây Tiến năm ấy thì mãi mãi bất tử khiến thế hệ ngày nay càng thêm trân quý và phải quyết tâm sống sao cho thật xứng đáng.
3. Cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến ngắn gọn:
Tây Tiến là một trong những tác phẩm văn học có nội dung lịch sử, được nhà thơ Quang Dũng sáng tác vào năm 1956. Tác phẩm miêu tả về cuộc chiến kháng chiến chống Pháp ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, với những hình ảnh cảm động về người lính Tây Tiến những chiến sĩ kiên cường và gan dạ trong cuộc chiến giành độc lập cho đất nước.
Vẻ đẹp hào hùng, hào hoa của người lính Tây Tiến được tác giả miêu tả qua từng câu thơ và từng hình ảnh trong tác phẩm. Quang Dũng đã sử dụng những từ ngữ chân thật, sâu sắc để lồng ghép các chi tiết tinh tế, tạo nên một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến kháng chiến chống Pháp.
Từng chiến sĩ, từng người lính Tây Tiến trong tác phẩm được miêu tả như những người hùng với tinh thần bất khuất và lòng yêu nước mãnh liệt. Họ đã hy sinh tất cả để bảo vệ đất nước và dân tộc, chống lại sự xâm lược của giặc ngoại xâm. Những hình ảnh như “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới; Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh; Áo bào thay chiếu anh về đất. Sông Mã gầm lên khúc độc hành“,… đã tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về người lính Tây Tiến, về sự kiên cường, dũng cảm của họ trước những thử thách khắc nghiệt.
Không chỉ miêu tả về những người lính Tây Tiến, tác giả còn để lại cho người đọc những suy tư về sự hy sinh, tình yêu quê hương và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến giành độc lập. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm Tây Tiến, khiến người đọc không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến mà còn suy ngẫm về giá trị của sự hy sinh và lòng yêu nước.
Tóm lại, tác phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng đã tái hiện một cách sinh động, tinh tế vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến. Tác phẩm đã khắc họa một cách chân thật, sâu sắc những khía cạnh tinh thần, đạo đức, phẩm chất của người lính Tây Tiến, những người đã hy sinh tất cả để bảo vệ đất nước và dân tộc.
Tác giả đã tạo nên một bức tranh hùng vĩ về cuộc chiến kháng chiến chống Pháp, về những người lính Tây Tiến với sự kiên cường, gan dạ và tinh thần yêu nước không ngừng nghỉ. Những hình ảnh trong tác phẩm đã truyền đạt một thông điệp sâu sắc về tình yêu quê hương, sự hy sinh và lòng đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến giành độc lập.
Vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến đã trở thành một trong những biểu tượng quan trọng của cuộc chiến giành độc lập của Việt Nam. Nó không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn là một nguồn cảm hứng, động viên cho những thế hệ trẻ tiếp nối trong công cuộc xây dựng đất nước.
Tác phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng là một tác phẩm văn học lịch sử đầy ý nghĩa và giá trị về mặt văn hóa, tạo động lực cho những người đang học tập và làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến lịch sử và văn hóa Việt Nam. Nó còn là một lời nhắn nhủ cho mỗi người Việt Nam, hãy luôn tự hào về lịch sử và văn hóa của đất nước mình, và hy vọng rằng chúng ta sẽ tiếp tục bước đi trên con đường xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh, hùng mạnh.
4. Các điểm cần chú ý khi viết cảm nhận vẻ đẹp hào hùng hào hoa của người lính Tây Tiến:
Vẻ đẹp hào hùng, kiên cường:
-
Đối mặt với khó khăn gian khổ: Người lính Tây Tiến phải đối mặt với những thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc: núi cao, rừng sâu, sông suối hiểm trở. Họ đã vượt qua tất cả những khó khăn đó bằng ý chí sắt đá, tinh thần dũng cảm.
-
Tình đồng đội sâu nặng: Tình đồng đội là một trong những giá trị cao đẹp của người lính Tây Tiến. Họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, gian khổ, cùng nhau chiến đấu và hy sinh.
-
Tinh thần lạc quan, yêu đời: Dù phải đối mặt với những khó khăn, gian khổ, người lính Tây Tiến vẫn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời. Họ tìm thấy niềm vui trong những khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc sống.
Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
-
Tình yêu thiên nhiên: Người lính Tây Tiến yêu thiên nhiên say đắm. Họ cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.
-
Tâm hồn nghệ sĩ: Bên cạnh vẻ đẹp của người chiến sĩ, người lính Tây Tiến còn có tâm hồn của một nghệ sĩ. Họ cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống, của tình yêu.
-
Tinh thần lãng mạn: Họ sống với một tinh thần lãng mạn, coi cái chết như một phần của cuộc đời.
Hình ảnh người lính Tây Tiến trong lòng người đọc:
Hình ảnh người lính Tây Tiến đã trở thành một biểu tượng đẹp trong lòng người đọc. Họ là những con người dũng cảm, kiên cường, bất khuất. Họ là những người lính đã hy sinh tuổi trẻ, sức khỏe để bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh của họ sẽ mãi sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: