Bài thơ Gò Me là tác phẩm của tác giả Hoàng Tố Nguyên, là tiếng lòng và nỗi nhớ khôn nguôi của ông về quê hương miền Nam thân thương và anh dũng. Các cô gái Gò Me được miêu tả với những chi tiết tiêu biểu đó là đôi gò má lúm đồng tiền khi lao động, đó là vẻ đẹp khỏe khoắn. Bài viết sau đây cung cấp cho bạn một số đoạn văn phân tích cảm nhận về con người Gò Me:
Mục lục bài viết
1. Dàn ý phân tích toàn bài thơ Gò Me:
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm.
2. Thân bài
a. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người
– Tác giả miêu tả bức tranh quê hương Gò Me với những hình ảnh, hoạt động bình dị nhất
– Quê hương được tác giả miêu tả có cả âm thanh và ánh sáng sống động:
+ Ánh sáng: nhiều màu sắc theo các sự vật ở các khoảng thời gian khác nhau trong ngày: Ánh sáng trầm tĩnh của đốm hải đăng tắt lóe đêm đêm; Ánh sáng chói rực của mặt trời; ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya.
+ Âm thanh: tiếng nhạc ngựa rộn ràng leng keng; tiếng vườn mía lao xao, nhẹ nhàng của khói.
+ Không gian: mênh mông, thoáng đãng của miền quê với những đồng ruộng, ao làng và biển cả
=> Một khung cảnh thoáng đãng mà đầy nhựa sống: Ánh sáng đa dạng, âm thanh rộn rã, không gian rộng lớn như níu lòng người con xa quê
– Hình ảnh người con gái Gò Me:
+ Má núm đồng tiền.
+ Cần cù làm việc, chịu thương chịu khó.
+ Véo von giọng hò cổ truyền
+ Làm duyên e thẹn.
=> Người con gái Gò Me hồn nhiên với những đức tính chăm chỉ, chịu khó.
b. Tình yêu quê hương của tác giả
– Hình ảnh quê hương hiện lên thật bình dị và thân thuộc gắn liền với những ký ức đẹp thời thơ ấu của tác giả:
+ Cắt cỏ, chăn bò
+ Nằm dưới hàng me
+ Tre thổi sáo
+ Bướm chim bay lượn rập rờn
+ Chim cu gáy giữa trưa hanh nồng
+ Gió dìu xao xuyến bờ tre
+ Những điệu hò truyền thống của quê hương
=> Một bức tranh làng quê bình dị nhưng tươi đẹp và đầy đủ âm thanh, màu sắc.
– Tình cảm yêu thương và đầy tự hào thông qua việc khắc họa hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người vùng đất Gò Me
=> Một bức tranh quê hương tuyệt đẹp được vẽ bằng tất cả tấm chân tình, niềm tự hào của người con xa xứ.
3. Kết bài
– Nội dung: Bài thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên vừa bình dị, thân thuộc vừa tươi đẹp với đầy đủ âm thanh, màu sắc cùng những điệu hò quen thuộc, những cô gái Gò Me duyên dáng, qua đó thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, niềm tự hào của tác giả.
– Nghệ thuật: Nghệ thuật tả cảnh độc đáo với các từ ngữ giàu hình ảnh gợi cảm.
– Nêu cảm nhận về tác phẩm
2. Cảm nhận về con người Gò Me trong bài thơ:
2.1. Đoạn văn mẫu 1:
Trong bài thơ Gò Me, tác giả không chỉ tập trung miêu tả cảnh sắc quê hương mà còn xuất hiện hình ảnh của con người hoạt động ở trong đó. Các cô gái Gò Me được miêu tả hiện lên với những điểm đặc trưng là đôi gò má núm đồng tiền khi lao động, đó là vẻ đẹp khỏe khoắn:
Những chị, những em má núng đồng tiền
Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
Một nét đẹp lao động được hiện lên ở những cô gái say sưa, cần cù trong công việc, với những con người sống nghĩa tình, mang một tâm hồn phong phú, vừa hăng say lao động vừa yêu nghệ thuật:
Véo von điệu hát cổ truyền
Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe
Những chi tiết miêu tả về người con gái Gò Me trên đã cho ta thấy không chủ những cô gái mà con người nơi đây duyên dáng, hồn nhiên, hăng say trong công việc mà cũng có tâm hồn nghệ thuật.
Qua cách miêu tả gần gũi, thân thương có thể thấy nỗi nhớ của một người con xa quê của tác giả với mảnh đất Gò Me, nỗi nhớ thật gần gũi, thân thương, đáng yêu với con người chất phác, cần cù và thiên nhiên thì hiền hòa.
2.2. Đoạn văn mẫu 2:
Các cô gái Gò Me trong bài thơ được miêu tả với những hình ảnh, chi tiết đặc biệt đó là đôi gò má lúm đồng tiền khi lao động, đó là vẻ đẹp khỏe khoắn:
Những chị, những em má núng đồng tiền
Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên
Đó là những cô gái say sưa, cần cù trong công việc, với những con người mang tâm hồn phong phú, hiền hòa, vừa hăng say lao động, vừa sống nghĩa tình lại yêu nghệ thuật:
Véo von điệu hát cổ truyền
Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe
Những chi tiết miêu tả này đã thể hiện sự duyên dáng, hồn nhiên và vừa hăng say lao động vừa mang một tâm hồn nghệ thuật đáng quý của những cô gái Gò Me. Ta thấy một hình ảnh nét đẹp lao động đáng trân quý.
Bài thơ đã thể hiện tình cảm thân thương, nỗi nhớ da diết, sự gắn bó, và niềm tự hào của tác giả dành cho quê hương Gò Me yêu quý của mình, cho con người chất phát, cần cù nơi đây.
Sự nhớ thương và niềm tự hào đó của tác giả được thể hiện qua việc khắc họa những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên và con người Gò Me. Với cách mở đầu “Quê tôi đó” như một sự khẳng định, một niềm tự hào thôi thúc của người con về quê mẹ. Tiếp theo đó là hàng loạt những khung cảnh vừa hiền hòa, đẹp đẽ vừa rộng lớn, thoáng đãng hiện lên dưới đôi mắt đầy tình yêu của tác giả. Hình ảnh con người với điệu hò ngọt ngào, sự cần cù trong lao động, giản dị trong lối sống được nổi bật trong khung cảnh tuyệt đẹp ấy. Tất cả đã tạo nên một bức tranh quê tuyệt đẹp được vẽ bởi người con luôn yêu thương, tự hào về xứ sở mình.
3. Giới thiệu bài thơ Gò Me:
3.1. Nội dung bài thơ:
Quê tôi đó! Mặt trông ra bể,
Đóm hải đăng tắt loé đêm đêm.
Con đê cát đỏ cỏ viền,
Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò.
Ruộng vây quanh, bốn mùa gió mát,
Lúa Nàng – keo chói rực mặt trời.
Ao làng trăng tắm, mây bơi,
Nước trong như nước mắt người tôi yêu.
Quê tôi sớm sớm, chiều chiều,
Lao xao vườn mía.
Mái lá khoan thai thở làn khói nhẹ,
Những chị, những em má núng đồng tiền.
Nọc cấy, tay tròn, nghiêng nón làm duyên,
Véo von điệu hát cổ truyền.
Tre thôi khúc khích, mây chìm lắng nghe:
“Hò ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me,
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò”.
Ôi, thuở ấu thơ,
Cắt cỏ, chăn bò.
Gối đầu lên áo,
Nằm dưới làn me, nghe tre thổi sáo.
Lòng nghe theo bướm, theo chim,
Mạ non cong vắt lưỡi liềm,
Lá xanh như dải lụa mềm lửng lơ.
Ôi, vui sao những lễ hội đình chùa,
Rước sắc cuối năm, giựt giàn tháng bảy.
Thân áo vá quàng, lại thay vạt mới,
Hẹn hò, đổi guốc trao khăn.
Trống giục thâu đêm, gối bỏ không nằm,
Tóc bạc nghe kinh, tuổi xanh tình tự.
Tôi, sáu tuổi trong lòng bà, hớn hở,
Xem tuồng “Đoạt Võ Trạng Nguyên”.
Để ra về mơ mãi chuyện thần tiên,
Moi đất sét nặn quả chùy Nguyên Bá.
Ôi! Những tháng mưa dầm lạnh giá,
Đường làng thụt móng chân trâu.
Tre, cau phờ phạc,
Cánh cò mặt nước đồng sâu.
Hai bên hàng xóm têm trầu,
Áo tơi, nón lá, gọi nhau đổ lờ.
Những trưa nắng thơm mùa gặt hái,
Mái đình cong, cu gáy xa xa.
Con đê nắng đổ chói lòa,
Me xanh tỏa bóng, gió hòa trong cây.
Già phanh áo, gối tay, ríu mắt,
Gái dụm đầu bói Lục Vân Tiên.
Trai làng kính cẩn ngồi yên,
Giọng ông tôi lại cất lên, kể rằng:
“Cửa Cần Giờ vào năm khởi nghĩa,
Sóng Cần Giờ đỏ khé máu tươi!
Gò Công oanh liệt một thời!
Ông Trương “Đám-lá-tối-trời” đánh Tây”.
Ruộng Gò Công cò bay thẳng cánh,
Ao Gò Me nước gánh không vơi.
Đất lành màu mỡ sinh sôi,
Nếp than, nấm rạ làng tôi vẫn nghèo.
Trước khi nhắm mắt thân yêu,
Bà tôi dám ước mơ nhiều hơn đâu.
Một vuông khăn đỏ bịt đầu,
Nợ nần truyền kiếp trông vào con thơ.
Ôi! Gò Me,
Các bác, các cô.
Các dì, các cậu,
Mồ hôi muối trắng hai vai áo.
Đêm không đèn húp cháo thay cơm,
Nhặt từng hạt lép trong rơm.
Nhìn bầu sữa cạn, thương con héo gầy.
(Lúa đâu dám phụ người cày
Nhà ai ngói đỏ, lẫm đầy lúa khô!)
Qua đường lưới cá, mò cua,
Ngó con sông bạc mà lo phận nghèo!
***
Quê hương tôi bao nhiêu thay đổi,
Ngọn tầm vông, nón cói buổi đầu.
Trong lòng đất nước khổ đau,
Đứng lên không một sức nào chuyển lay.
Chín năm chúng ruồng, vây, giết, đốt,
Chín năm ta diệt bốt, gài chông.
Máu Trương Công Định anh hùng,
Qua tay Đảng, rót vào lòng nhân dân.
Trên đất Bắc xanh mầm hy vọng,
Đêm như ngày, tôi ngóng từng tin.
Gò Công đẫm máu biểu tình,
Gò Me, tuy vắng trống đình bao năm.
Tắt tiếng hát đêm trăng hò hẹn,
Chỉ còn vang tiếng biển thét gào.
Tôi nằm trên võng mẹ đưa,
Có chim cu gáy giữa trưa hanh nồng.
Tiếng ai vút đầu bông lúa chín,
Gió dìu vương xao xuyến bờ tre:
“Hò ơ… Trai Biên Hòa lụy gái Gò Me
Không vì sắc lịch, mà chỉ vì mê giọng hò!”
Chị tôi má đỏ thẹn thò,
Giã me bên trã canh chua ngọt ngào.
Thơ tôi như chiếc hôn đầu,
Gò Công yêu dấu, đâu nào má em?
3.2. Giới thiệu tác giả:
Bài thơ Gò Me là tác phẩm của nhà thơ Hoàng Tố Nguyên. Ông tên thật là Lê Hoằng Mưu, sinh năm 1929 và mất năm 1975. Quê ở xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ông là một nhà thơ lớn của đất nước, là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.
Ông tham gia kháng chiến và hoạt động văn nghệ ở chiến khu Tây Nam Bộ từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và sống ở miền Bắc đến hết cuộc đời.
Ông có phong cách sáng tác ấn tượng với giọng thơ đằm thấm và ân tình, đậm chất Nam Bộ, thể hiện tâm hồn tinh tế, tha thiết yêu quê hương, đất nước.
Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Gò me (1957), Quê chung (1962), Truyện thơ Đổi đời (1955), Từ nhớ đến thương (1950), Gửi chiến trường chống Mỹ (1966)…
3.3. Ý nghĩa bài thơ:
Ngay từ nhan đề gọi tên “Gò Me” một cách thân thương đã thể hiện lên tình cảm yêu mến, sự gắn bó và niềm tự hào của chính tác giả dành cho quê hương Gò Me của mình.
Tác phẩm Gò Me là tiếng lòng và nỗi nhớ khôn nguôi của ông về quê hương miền Nam thân thương, anh dũng của mình. Qua bài thơ, hình ảnh Gò Me – Gò công hiện lên một cách vô cùng tươi đẹp, thanh bình và chân chất.
3.4. Giá trị của bài thơ:
Giá trị nội dung:
Bài thơ thể hiện lòng nhớ thương quê hương da diết của một người con Nam Bộ đang sống ở miền Bắc.
Qua dòng hồi tưởng của tác giả, hình ảnh Gò Me hiện lên chân thực, sống động, khiến người đọc có cảm giác như tác giả đang hiện hữu ở đó, đnag kể lại những gì mình đang nhìn thấy, đang nghe thấy, đang trực tiếp sống với những hình ảnh thân thương, bình dị của quê hương.
Giá trị nghệ thuật:
Bài thơ được viết theo thể thơ bốn chữ kết hợp thể lục bát.
Biện pháp tu từ độc đáo.
Ngôn ngữ thơ đậm chất Nam Bộ.
Sử dụng hình ảnh giàu sức gợi, giàu cảm xúc.