Với hai khổ thơ đầu trong bài thơ Từ ấy, Tố Hữu đã thực sự chạm đáy được tâm hồn người đọc bằng những mạch cảm xúc đan xen, vừa vui tươi phấn khởi, vừa nghẹn ngào, xúc động, để từ đó khơi gợi sự lắng nghe của bạn đọc muôn thế hệ. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn mạch cảm xúc của tác giả trong 2 khổ thơ này thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Phân tích yêu cầu đề bài:
– Yêu cầu của đề bài: Phân tích về 2 khổ thơ đầu của bài thơ Từ ấy – Tố Hữu
– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng phân tích: từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài thơ
– Phương pháp lập luận chính: phương pháp phân tích các câu thơ trong cả 2 đoạn theo yêu cầu
2. Đưa ra hệ thống luận điểm:
– Luận điểm 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng cách mạng của Đảng
– Luận điểm 2: Biểu hiện về nhận thức và về lẽ sống
– Luận điểm 3: Cảm nhận và đánh giá 2 đoạn mở đầu Bài thơ
3. Dàn ý phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy:
3.1. Mở bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy:
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
+ Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, là một trong những nhà thơ nổi tiếng, lá cờ đầu của nền văn học nước nhà. Ông là một người được giác ngộ tư tưởng cách mạng và cũng tham gia đấu tranh dành độc lập nên thơ thường gắn bó chặt chẽ với chất trữ tình chí trị ở nội dung và tính dân tộc đậm đà trong nghệ thuật
+ Từ ấy là bài thơ thể hiện tâm trạng phấn khởi, hạnh phúc của tác giả khi đến với con đường cách mạng.
– Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy để cho thấy niềm hân hoan vui sướng của một thanh niên khi phát hiện lý tưởng cách mệnh.
3.2. Thân bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy:
a. Luận điểm 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng cách mạng của Đảng (khổ 1)
– Hai câu đầu viết theo phương pháp tự sự: “Từ ấy trong tôi…”
– Từ ấy chính là thời điểm mà nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời “chân lí” cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” cho thấy sự nhiệt huyết cách mạng làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, “mặt trời chân lí” là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa.
– Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kỳ về lý tưởng của Đảng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản – ánh sáng của việc xây dựng công bình xã hội, của chân lí xã hội.
– Đến hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn.
– Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh với những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: “vườn hoa lá”, “đậm hương”, “rộn tiếng chim”.
– Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho lý tưởng của bản thân và xây nên hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào.
b. Luận điểm 2: Biểu hiện về nhận thức và về lẽ sống (khổ 2)
– Hai câu thơ đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẽ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.
– Động từ “buộc” là một ẩn dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua “ranh giới” của “cái tôi” để chan hòa mọi người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”.
– Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến “trăm nơi” (hoán dụ) và “trang trải” sẻ chia bằng sự cảm thông sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.
– Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người thể hiện qua tình yêu giai cấp rõ ràng.
– Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng nhân dân lao khổ: “Để hồn tôi với bao hồn khổ” và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.
– So sánh với hình ảnh đó trong thơ
– Tóm lại, Tố Hữu đã khẳng định được mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
c. Đánh giá chung:
– Hồn thơ Tố Hữu là hồn thơ chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng.
– Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình – chính luận, nhằm hướng người đọc đến với chân trời tươi sáng.
– Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ theo cách mạng vô sản chân chính.
– Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn da diết.
– Hình ảnh thơ đầy tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
3.3. Kết bài phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy:
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật 2 khổ đầu Từ ấy.
4. Bài văn mẫu phân tích 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy:
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra và lớn lên ở Thừa Thiên Huế, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam. Nhắc đến thơ Tố Hữu là nhắc đến những câu thơ chứa chan tình cảm mãnh liệt và khát vọng cách mạng của những người nặng lòng yêu nước.
Qua mỗi bài thơ, tư tưởng của Tố Hữu gửi gắm tinh thần thời đại và ý thức chung về bản thân. Ông được coi là cây bút tiên phong của thơ ca kháng chiến, với nhiều tác phẩm tiêu biểu như “Từ ấy”, “
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Câu mở đầu của bài thơ là một suy tư cá nhân sâu sắc, nơi nhà thơ nhớ lại một sự kiện quan trọng trong cuộc đời mình. Cụm từ “Từ ấy” ở đầu câu nhấn mạnh thời điểm có ý nghĩa khi tác giả gia nhập Đảng Cộng sản và hiểu được lý tưởng của đảng. Hình ảnh “nắng hạ” kết hợp với động từ mạnh “bừng” và cách sử dụng ngôn ngữ tượng hình đã khẳng định chắc chắn sức ảnh hưởng của lí tưởng cách mạng đối với tâm hồn nhà thơ.
Nguồn sáng ấy không phải là nắng vàng ấm áp của mùa thu hay nắng xuân mơn man nhè nhẹ mà đó là nặng hạ mang vẻ rực rỡ, chói chang làm bừng tỉnh cả nhận thức và tình cảm trong con người chàng trai tuổi 18 tràn trề sức trẻ. Đó là nguồn sáng được khởi phát từ ánh mặt trời khác thường, đặc biệt và duy nhất “mặt trời chân lý”.
Nếu mặt trời tạo hóa ban tặng ánh sáng làm vạn vật sinh sôi thì mặt trời chân lý lại mang đến cả những tư tưởng, con đường đúng đắn cho cách mạng, báo hiệu những điều đẹp đẽ, tươi sáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc phía trước.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng”
Mặt trời chân lý chiếu rọi vào trái tim những người lính, làm tâm hồn họ rung lên rạo rực, say mê. Hình ảnh vườn hoa trong tâm hồn ta càng rực rỡ, tràn đầy sức sống mạnh mẽ và niềm vui tột độ của nhà thơ lúc bấy giờ.
Khu vườn hoa lá với thế giới sắc màu, âm thanh hài hòa, rộn ràng sức sống và tâm hồn thi nhân, nay bừng lên niềm tự hào, niềm tin, hy vọng, hân hoan khi được lý tưởng của Đảng soi sáng. Đó là niềm vui lớn đối với một người yêu nước, sẵn sàng hiến dâng cuộc đời mình cho cách mạng và nhân dân.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải đến muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Trong văn học giai đoạn 1932-1945, thơ ca chủ yếu đề cao cái tôi cá nhân, họ chọn cách tách mình ra khỏi hiện thực bất công, buồn tẻ. Chỉ với Tố Hữu, đó là cái tôi cá nhân gắn bó với cộng đồng, gắn bó với cuộc đời mình và nhân dân.
Câu chủ động “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” đã thể hiện tấm lòng dạt dào tình cảm, vì nhân dân và sự tự nguyện gắn bó với nhân dân của tác giả. Động từ “trang trải” kết hợp với danh từ “muôn nơi” và lối diễn đạt thái quá cho thấy sự đồng cảm của nhà thơ với nỗi đau khổ, kêu than cùng cực của đồng bào cả nước.
“Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Là một thanh niên yêu nước, tác giả thể hiện cảm xúc tự hào và cảm động qua lời thơ vừa mạnh mẽ vừa tha thiết, khẳng định rằng đại đoàn kết toàn dân tộc được tạo ra từ lòng nhân ái và ý thức vì mọi người. Họ tin vào sức mạnh của tập thể, trong đó những tâm hồn đau khổ gắn kết với nhau và những con người có lý tưởng chung phải hợp lực để tiến bước trên con đường cách mạng sáng tạo.
Bằng cách vận dụng thể thơ bảy chữ và giai điệu đầy cảm xúc, tác giả đã truyền tải tâm nguyện và đam mê của mình về cuộc sống và đất nước, và tác phẩm “Từ ấy” đã trở thành một bài thơ bất hủ nhắc nhở từng người về trách nhiệm và ý thức của mình đối với đất nước và nhân dân.