Cầm cố xe đi mượn. Trách nhiệm hành vi cầm cố xe đi mượn của người khác như thế nào?
Cầm cố xe đi mượn. Trách nhiệm hành vi cầm cố xe đi mượn của người khác như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một chiếc xe máy, đây là tài sản riêng của tôi, vợ tôi có kinh doanh cửa hàng cầm cố. Ngày 19/8/2015 tôi có cho bạn tôi mượn xe, sau đó tôi không thấy trả xe đâu nhưng nghĩ là bạn chưa kịp trả. Đến ngày hôm sau tôi ra cửa hàng thì thấy xe của tôi ở đó. Tôi hỏi thì nhân viên của cửa hàng vợ tôi nói là tài sản cẩm cố, tôi vội xem thì đúng là xe mình, yêu cầu xem giấy tờ xe thì cũng là mình. Vậy luật sư cho tôi hỏi, bạn tôi như vậy có phải là đang lừa đảo rồi hay không? Cửa hàng vợ tôi có liên quan gì không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo như nội dung bạn trình bày, cần làm rõ hai nội dung sau:
Thứ nhất: Bạn của bạn mượn xe tuy nhiên sau đó lại mang xe đi cầm cố và bạn không biết, không có ủy quyền nhằm mục đích lấy tiền từ việc cầm cố. Bạn cần xác định có yếu tố lừa đảo để chiếm đoạt tài sản hay không để có thể tố cáo hành vi này ra cơ quan công an để giải quyết.
Thứ hai: Cửa hàng vợ cầm cố tài sản tuy nhiên không phải là chủ sở hữu nhưng vẫn cầm cố là sai quy định của pháp luật. Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP.
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Kinh doanh không đúng ngành, nghề, địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh mà không có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyềc) Cho mượn, cho thuê, mua, bán giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
d) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;
đ) Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
e) Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có
Như vậy, trong trường hợp này cửa hàng cầm cố của vợ bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do nhận cầm cố không phải chủ sở hữu nhưng không yêu cầu đưa ra
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.