Cách xác định trọng lượng của ma túy trong vụ án hình sự. Làm thế nào để có thể xác định được hàm lượng ma túy? Xác định trọng lượng của ma túy thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh em là một người nghiện, có bán trọng lượng ma túy là 1 gam, bên phòng chống ma túy vào khám xét trong nhà và có thêm 1 gam nữa. Tuy nhiên, bên công an lại nói đây ma túy này là ma túy ở thể rắn, phải kiểm tra xem xét. Vậy anh tôi bị xử phạt như thế nào, mức án có cao không? Mong luật sư giải đáp giúp gia đình tôi!
Luật sư tư vấn:
Việc giám định trọng lượng ma túy là hoạt động bắt buộc nhằm trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất. Theo đó sẽ phân ra các giai đoạn khác nhau để kết luận mức cụ thể.
Theo đó tại “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009
“Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
Luật sư
e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;
h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;
i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;
k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;
m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;
n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;
o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;
h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;
b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;
e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;
g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;
h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2001/NQ – HĐTP bạn có thể hiểu cách xác định hàm lượng ma túy như sau:
Đối với các chất ma tuý khác ở thể rắn:
300 gam chất ma tuý khác ở thể rắn tương đương với 100 gam Hêrôin
150 gam chất ma tuý khác ở thể rắn tương đương với Y gam Hêrôin
Y | = | 150 gam x 100 gam 300 gam | = | 50 gam Hêrôin |
Cộng trọng lượng của thuốc phiện và chất ma tuý khác ở thể rắn vừa tính được tương đương với trọng lượng Hêrôin (X và Y) với trọng lượng Hêrôin thực có là:
80 gam + 50 gam + 90 gam = 220 gam
Như vậy, trong trường hợp này tổng số lượng của thuốc phiện, Hêrôin và chất ma tuý khác ở thể rắn (các chất ma tuý mà người phạm tội đã mua bán trái phép) tương đương với 220 gam Hêrôin (2).
Hiện tại vẫn chưa có kết luận cuối cùng về loại ma túy và trọng lượng nên rất khó áp dụng chính xác khung hình phạt cụ thể. Chính vì vậy gia đình bạn cần phải xem kết quả giám định xem trọng lượng ma túy ở mức nào và áp dụng theo các điều khoản quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự.
1. Cách xác định tổng trọng lượng các chất ma túy
Căn cứ tại Bộ luật hình sự thì Chương XVIII đã quy định cụ thể về trọng lượng ma túy áp dụng cho từng khoản tương ứng với hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho
Tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự , trong đó hướng dẫn cách thức, phương pháp tính, quy đổi định lượng ma túy, định lượng xác định cấu thành tội phạm đối với các hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án về ma túy. Cũng tại Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luậ hình sự. Các quy định này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, chặt chẽ, hướng dẫn chi tiết về định lượng, tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy, là căn cứ để xác định khung hình phạt áp dụng và mức hình phạt tương ứng với trọng lượng do hành vi phạm tội của người phạm tội gây ra giúp cơ quan tố tụng và người tiến hành tố tụng dễ dàng áp dụng, tránh được sự tùy tiện khi áp dụng.
2. Để xác định được trọng lượng ma túy dựa vào cách sau:
– Trường hợp các chất ma túy đó đều có trọng lượng dưới mức tối thiểu quy định tại khoản 2 (tức thuộc khoản 1) Điều 193 hoặc khoản 2 Điều 194 của Bộ luật hình sự, thì tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất ma túy đó tại điểm tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 193 hoặc khoản 2 Điều 194 của Bộ luật hình sự.
Bước 2: Cộng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Bước 3: Xác định điểm, khoản, điều luật. Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 193 hoặc khoản 1 Điều 194 của Bộ luật hình sự, nếu tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương ứng với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm i khoản 2 Điều 193 hoặc điểm o khoản 2 Điều 194 của Bộ luật hình sự.
Ví dụ: Một người mua bán bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và ba gam hêrôin (đều thuộc khoản 1 Điều 194 của Bộ luật hình sự). Tổng trọng lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
– Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm g khoản 2 Điều 194 của Bộ luật hình sự là 80% (bốn trăm gam so với năm trăm gam).
– Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hêrôin so với mức tối thiểu đối với hêrôin quy định tại điểm h khoản 2 Điều 194 của Bộ luật hình sự là 60% (ba gam so với năm gam).
– Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và hêrôin là 80% + 60% = 140% (thuộc trường hợp từ 100% trở lên), cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm o khoản 2 Điều 194 của Bộ luật hình sự.
– Trường hợp các chất ma túy đó đều được quy định trong cùng một điểm của khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 193 hoặc trong cùng một điểm của khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 194 của Bộ luật hình sự thì cộng trọng lượng của các chất ma túy đó lại với nhau và so sánh với quy định về trọng lượng trong điều luật tương ứng để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội theo khoản nào phù hợp của điều luật đó.
– Trường hợp các chất ma túy đó có trọng lượng tại các điểm khác nhau của cùng khoản 2 (khoản 3) Điều 193 hoặc khoản 2 (khoản 3) Điều 194 của Bộ luật hình sự, thì tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất ma túy đó tại điểm tương ứng quy định tại khoản 3 (khoản 4) Điều 193 hoặc khoản 3 (khoản 4) Điều 194 của Bộ luật hình sự.
Bước 2: Cộng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau.
Bước 3: Xác định điểm, khoản, điều luật. Nếu tổng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy dưới 100%, thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 (khoản 3) Điều 193 hoặc khoản 2 (khoản 3) Điều 194 của Bộ luật hình sự; nếu tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Có từ hai chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương ứng với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm e khoản 3 (điểm đ khoản 4) Điều 193 hoặc điểm h khoản 3 (điểm h khoản 4) Điều 194 của Bộ luật hình sự.
Ví dụ : Một người sản xuất sáu trăm gam nhựa thuốc phiện và chín gam hêrôin (đều thuộc khoản 2 Điều 193 của Bộ luật hình sự). Tổng trọng lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
– Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 193 của Bộ luật hình sự là 60% (sáu trăm gam so với một kilôgam).
– Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hêrôin so với mức tối thiểu đối với hêrôin quy định tại điểm c khoản 3 Điều 193 của Bộ luật hình sự là 30% (chín gam so với ba mươi gam).
– Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và hêrôin là 60% + 30% = 90% (dưới 100%), cho nên người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm i khoản 2 Điều 193 của Bộ luật hình sự.
– Trường hợp trong các chất ma túy đó, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 1, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2 (hoặc khoản 3), hoặc có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 2, có chất ma túy có trọng lượng quy định tại khoản 3 Điều 193 hoặc Điều 194 của Bộ luật hình sự, thì tổng trọng lượng của các chất ma túy đó được xác định theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 3 (khoản 4) Điều 193 hoặc khoản 3 (khoản 4) Điều 194 của Bộ luật hình sự theo nguyên tắc chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 2 thì so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 3; chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất thuộc khoản 3 thì so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 4.
Bước 2: Xác định tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của chất ma túy khác so với mức tối thiểu đối với chất ma túy đó quy định tại khoản 3 (khoản 4) Điều 193 hoặc khoản 3 (khoản 4) Điều 194 của Bộ luật hình sự theo nguyên tắc mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất ở khoản nào thì mức tối thiểu của các chất ma túy khác lấy ở khoản đó.
Bước 3: Cộng các tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của từng chất ma túy lại với nhau và xác định điểm, khoản, điều luật. Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của các chất ma túy là từ 100% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tình tiết định khung: “Có từ 2 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng của chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ…” quy định tại điểm e khoản 3 (điểm đ khoản 4) Điều 193; tại điểm h khoản 3 (điểm h khoản 4) Điều 194 của Bộ luật hình sự (khoản tương ứng của điều luật có quy định mức tối thiểu đối với chất ma túy có trọng lượng nhiều nhất).
Ví dụ : Một người sản xuất bốn trăm gam nhựa thuốc phiện và hai mươi bốn gam hêrôin. Trong trường hợp này hêrôin có trọng lượng thuộc điểm e khoản 2 Điều 193 của Bộ luật hình sự, còn nhựa thuốc phiện có trọng lượng thuộc khoản 1 Điều 193 của Bộ luật hình sự; do đó, hêrôin có trọng lượng nhiều nhất. Tổng trọng lượng của các chất ma túy được xác định như sau:
– Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của hêrôin so với mức tối thiểu đối với hêrôin quy định tại điểm e khoản 3 Điều 193 của Bộ luật hình sự là 80% (hai mươi bốn gam so với ba mươi gam).
– Tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của nhựa thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với nhựa thuốc phiện quy định tại điểm b khoản 3 Điều 193 của Bộ luật hình sự là 40% (bốn trăm gam so với một kilôgam).
– Tổng tỷ lệ phần trăm về trọng lượng của cả hai chất nhựa thuốc phiện và hêrôin là 80% + 40% = 120% (thuộc trường hợp từ 100% trở lên), cho nên người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm e khoản 3 Điều 193 của Bộ luật hình sự.
Luật sư
Việc tính trọng lượng ma túy trong một số vụ án cũng chưa thống nhất, có vụ án căn cứ vào hàm lượng (tinh chất) ma túy nhưng có vụ án lại căn cứ trọng lượng thực tế (gồm tinh chất và tạp chất) thu giữ được để xem xét trách nhiệm hình sự, dẫn đến việc đánh giá tính chất, mức độ phạm tội trong các vụ án cũng khác nhau.
Bộ luật hình sự quy định trọng lượng chất ma túy được xác định bằng đơn vị gram, kilogram. Trong thực tế có vụ án ma túy không thu giữ được tang vật mà chỉ dựa trên lời khai của các đối tượng xác định trọng lượng chất ma túy bằng đơn vị bánh, cây, chỉ, phân… mà chưa xác định và quy đổi thành đơn vị tính theo quy định của Bộ luật hình sự nên không đủ căn cứ để định tội, do đó có một số trường hợp để lọt tội phạm.