Xác định phạm vi ba đời để được kết hôn? Khoảng cách bao nhiêu đời thì được kết hôn? Có quan hệ họ hàng có được kết hôn với nhau không? Ông nội và bà nội là anh em ruột, các cháu được kết hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em và anh ấy yêu nhau được 6 năm nhưng bố anh ấy phản đối không cho chúng em đến với nhau vì lý do là bố của cụ bà sinh ra ông nội em và bố sinh ra ông nội anh là 2 anh em ruột. Vậy em và anh ấy là đời thứ mấy? Chúng em có được phép kết hôn không? Và việc ngăn cản chúng em kết hôn có vi phạm pháp luật không? Và bị xử lý như thế nào? Xin luật sư tư vấn giúp để mọi người hiểu và chấp nhận.
Luật sư tư vấn:
Vấn đề thứ nhất: Theo khoản 2 Điều 5
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a, Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b, Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c, Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d, Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trọng phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ, Yêu sách của cải trong kết hôn;
e, Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g, Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h, Bạo lực gia đình;
i, Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”
Theo quy định tại điểm c3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều của
Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật thì trường hợp của bạn được xác định phạm vi các đời như sau:
- Người sinh ra bố của cụ bà sinh ra ông nội của bạn và bố sinh ra ông nội của người yêu bạn là đời thứ nhất;
- Cha mẹ của cụ bạn và cha mẹ của ông nội anh người yêu là đời thứ hai;
- Cụ sinh ra ông nội bạn và ông nội anh người yêu là đời thứ ba;
- Ông nội bạn và bố anh người yêu là đời thứ tư;
- Bố bạn và anh người yêu là đời thứ năm;
- Bạn là đời thứ sáu.
Như vậy, bạn là đời thứ 6 và người yêu bạn là đời thứ 5, do đó không thuộc trường hợp cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5
Trường hợp bạn và người yêu muốn kết hôn thì cần thỏa mãn quy định tại khoản 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn, cụ thể như sau:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a, Nam từ đủ 20 tổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b, Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c, Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
d, Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Về vấn đề thư hai: Việc bạn bị ngăn cản kết hôn thì theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được nêu ở trên có quy định trường hợp cấm “cản trở kết hôn”. Theo Luật Hôn nhân và gia đình về hành vi cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định.
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng và chữa cháy, chống bạo lực gia đình có quy định: Cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Và theo Bộ luật Hình sự 2015 có quy định: Người có hành vi cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Như vậy, hành vi cấm, cản trở việc kết hôn tự nguyện có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi trực tiếp với gia đình, có ứng xử phù hợp để nhận được sự đồng thuận của hai bên cha mẹ hoặc là nhờ chính quyền địa phương can thiệp để giải thích pháp luật cho cha mẹ hiểu để hai bạn được sự chấp nhận của cả hai bên vì dù sao cha mẹ cũng là người sinh thành bạn nên cần tìm những cách giải quyết phù hợp nhất. Có như vậy, hạnh phúc của hai bạn mới được trọn vẹn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xác định phạm vi ba đời để được kết hôn
- 2 2. Khoảng cách bao nhiêu đời thì được kết hôn
- 3 3. Có quan hệ họ hàng có được kết hôn với nhau không?
- 4 4. Ông nội và bà nội là anh em ruột, các cháu được kết hôn không?
- 5 5. Ông nội và bà nội là anh em ruột các cháu được kết hôn
- 6 6. Có được kết hôn khi ông cố và bà cố của hai bên là anh chị em ruột
- 7 7. Quy định về cấm kết hôn trong phạm vi ba đời
1. Xác định phạm vi ba đời để được kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư tôi có vài câu hỏi thắc mắc mong luật sư tư vấn giúp ạ. Tôi và anh yêu nhau được 6 năm nhưng bị gia đình anh phản đối vì lý do gia đình anh đưa ra là tôi và anh là anh em. Chúng tôi đã giải thích nhưng mọi người không chấp nhận Xin luật sư tư vấn giúp để mọi người không ngăn cản chúng tôi tiến tới hôn nhân. Cụ thể là: bố của cụ bà sinh ra ông nội tôi và bố sinh ra ông nội anh là 2 anh em ruột Câu hỏi thứ nhất là: tôi và anh là đời thứ mấy? Thứ 2: Chúng tôi có được phép kết hôn không? Thứ 3: Việc ngăn cản chúng tôi kết hôn có vi phạm pháp luật không? Và bị xử lý như thế nào ạ? Xin luật sư tư vấn giúp ạ. Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về vấn đề kết hôn
Theo như thông tin chị cung cấp có thể xác định phạm vi các đời như sau:
- Cụ sinh ra người bố của cụ bà chị và người cụ sinh ra ông nội bạn trai chị là đời thứ nhất;
- Bố của cụ bà chị và cụ sinh ra ông nội bạn trai chị là đời thứ hai;
- Cụ bà chị và ông nội bạn trai chị là đời thứ ba;
- Ông nội chị và bố của bạn trai chị là đời thứ tư;
- Bố của chị và bạn trai chị là đời thứ năm;
- Chị là đời thứ sáu.
Như vậy, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 LHNGĐ 2014 xác định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, xét theo trường hợp của chị và bạn trai chị thuộc đời thứ năm và thứ sáu thì không thuộc trường hợp cấm của pháp luật. Nếu chị và bạn trai chị muốn kết hôn thì ngoài không vi điều cấm của LHNGĐ 2014 cần đảm bảo theo quy định tại Điều 8 LNHGĐ 2014
Thứ hai: Về vấn đề cản trở kết hôn
Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của LHNGĐ 2014 hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ. Nhưng người nào có hành vi cản trở việc kết hôn thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”.
Bên cạnh đó, Điều 146 Bộ luật hình năm 1999 có quy định về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cụ thể:
“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.
Như vậy, hành vi ngăn cản kết hôn của gia đình bạn của bạn là vi phạm pháp luật. Và hành vi này có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, nếu gia đình bạn của bạn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Khoảng cách bao nhiêu đời thì được kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào luật sư! Câu hỏi của em đó là quan hệ họ hàng bao nhiêu đời thì có thể kết hôn với nhau? Em với anh ấy có quan hệ họ hàng như sau: cụ ngoại của em với bà ngoại của anh ấy là chị em ruột của nhau. Bà ngoại của em với Mẹ của anh ấy là chị em họ của nhau. Mẹ của em với anh ấy là ngang hàng nhau. Tính ra em phải gọi anh ấy bằng cậu. Như vậy em với anh ấy có thể kết hôn không?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin chị cung cấp có thể xác định phạm vi các đời như sau:
- Cụ sinh ra cụ ngoại của chị và bà ngoại của bạn trai chị là đời thứ nhất;
- Cụ ngoại của chị và bà ngoại của bạn trai chị là đời thứ hai;
- Bà ngoại của chị và mẹ của bạn trai chị là đời thứ ba;
- Mẹ của chị và bạn trai của chị là đời thứ tư;
- Chị là đời thứ năm
Như vậy, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 LHNGĐ 2014 xác định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, xét theo trường hợp của chị và bạn trai chị thuộc đời thứ tư và thứ năm sẽ không thuộc trường hợp cấm của pháp luật. Nếu chị và bạn trai chị muốn kết hôn thì ngoài không vi điều cấm của LHNGĐ 2014 cần đảm bảo theo quy định tại Điều 8 LNHGĐ 2014
3. Có quan hệ họ hàng có được kết hôn với nhau không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có quen 1 người bạn gái, nhưng giờ mới biết là bà con, ông nội của ông nội tôi là em trai của bà nội của bà nội cô ấy, vì tiếng đời đồn đại nó sinh con dị tật, cho em hỏi có kết hôn được hay không? Sau này sinh con cái có bị gì không? Xin luật sư tư vấn muốn đến được với nhau thì nên làm gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cấm kết hôn và chung sống như vợ chồng “giữa những người có họ trong phạm vi ba đời”
Những người có họ trong phạm vi ba đời theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Áp dụng cách tính này trong trường hợp của bạn vừa nêu thì:
– Người sinh ra ông nội của của ông nội bạn và bà nội của bà nội bạn bạn gái bạn là đời thứ nhất;
– Ông nội của của ông nội bạn và bà nội của bà nội bạn bạn gái bạn là đời thứ hai;
– Bố ông nội bạn và bố của bà nội bạn gái bạn là đời thứ ba;
– Ông nội bạn và bà nội bạn gái bạn là đời thứ tư;
– Bố bạn và bố bạn gái bạn là đời thứ năm;
– Bạn và bạn gái bạn là đời thứ sáu;
Như vậy trường hợp của bạn không nằm trong phạm vi người có họ trong phạm vi ba đời mà pháp luật hôn nhân cấm, bạn và bạn gái bạn hoàn toàn có thể kết hôn hợp pháp và không ảnh hưởng đến thế hệ sau.
Thứ nhất, về vấn đề xã hội. Bạn và bạn gái nên giải thích cho gia đình và mọi người biết việc kết hôn của bạn và bạn gái không trái quy định của pháp luật về cấm kết hôn trong phạm vi ba đời đồng thời cũng không làm ảnh hưởng tới thế hệ sau do sau do đã là đời thứ 6.
Thứ hai, về mặt pháp lí việc kết hôn của bạn và bạn gái cần đáp ứng các điều kiện kết hôn tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Cụ thể:
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
* Các trường hợp bị cấm kết hôn bao gồm:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật về hộ tịch. Thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.
4. Ông nội và bà nội là anh em ruột, các cháu được kết hôn không?
Tóm tắt câu hỏi:
e va cô ấy yêu được 3nam rồi.! nhưg e và cô ấy có liên quan người nhà. liên quan như sau. Ông nội cô ấy va bà nộ e là 2 chị e ruột. (ông nội cô ấy xinh ra bố cố ấy + bố cô ấy xinh cô ay) cò e (bà e xinh ra bố e+bố e xjnk ra e (như vậy e và cô ấy tính ra là bao nhiêu ĐỜI rồi??? và sau nay con cái bọn e có ảnh hưởng gì k??? e rất mong các nhà chuyên ra tư vấn cho r. xin cảm ơn !?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin anh cung cấp có thể xác định phạm vi các đời như sau:
- Cụ sinh bà nội anh và ông nội của bạn gái anh là đời thứ nhất;
- Bà nội anh và ông nội bạn gái anh là đời thứ hai;
- Bố của anh và bố của bạn gái anh là đời thứ ba;
- Anh và bạn gái anh là đời thứ tư.
Như vậy, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 LHNGĐ 2014 xác định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, xét theo trường hợp của anh và bạn gái anh thuộc đời thứ tư v sẽ không thuộc trường hợp cấm của pháp luật. Nếu chị và bạn trai chị muốn kết hôn thì ngoài không vi điều cấm của LHNGĐ 2014 cần đảm bảo theo quy định tại Điều 8 LNHGĐ 2014
5. Ông nội và bà nội là anh em ruột các cháu được kết hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào chương trình Nay năm tôi 26 tuổi, người yêu 25 tuổi. Hai đứa học và làm Sài Gòn rồi yêu nhau về mới biết bà con là vậy: ông nội tôi và bà nội của cô ấy cùng chung ông cố, cho hỏi theo luật thì tính mới đời? Kết hôn được hay không? Và sau này sinh con cái ra có bị trùng gen không? Xin chương trình vấn giúp vì gia đình tôi không đồng ý vì nói bà con gần, các luật sư có thể cho lời khuyên được không tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”
Như vậy, trong trường hợp của bạn vừa nêu thì:
– Người sinh ra ông nội của bạn và bà nội của bạn gái bạn là đời thứ nhất;
– Ông nội của bạn, bà nội của bạn gái bạn là đời thứ hai;
– Cha, mẹ của bạn và cha mẹ của bạn gái bạn là đời thứ ba;
– Bạn và bạn gái bạn là đời thứ tư.
Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cấm hành vi kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Do đó, bạn và bạn gái bạn là đời thứ tư nên không vi phạm quy định này. Tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Do đó, nếu bạn và bạn gái bạn đáp ứng đủ các điều kiện trên thì hai bạn hoàn toàn có thể kết hôn với nhau.
Về mặt y học, nếu thế hệ cha mẹ càng xa nhau bao nhiêu thì đến thế hệ các con càng được tiếp thu các mặt tích cực của cha mẹ bấy nhiêu và ngược lại. Việc pháp luật quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời nhằm duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, đạo đức truyền thống, phong tục của ông cha ta. Đồng thời góp phần đảm bảo sự phát triển lành mạnh của các thế hệ con cháu sau này, tránh việc sinh ra những đứa trẻ bệnh tật, dị tật, tránh sự suy thoái nòi giống. Theo như pháp luật quy định và dựa trên y học thì hai bạn hoàn toàn có thể kết hôn với nhau và không ảnh hưởng gì cho con cái sau này.
6. Có được kết hôn khi ông cố và bà cố của hai bên là anh chị em ruột
Tóm tắt câu hỏi:
Lời đầu em xin chân thành cảm ơn chương trình tư vấn luật Dương Gia! Em xin được trình bày thẳng vấn đề của em luôn. Em với cô ấy đã yêu nhau 3 năm rồi, và rất yêu nhau. Nhưng ông cố của cô ấy là chị em ruột với bà cố của em. Còn ông nội của em phải gọi gọi ông cố của cô ấy bằng cậu, ba mẹ của em với ba mẹ của cô ấy rất ít đi lại, chỉ có ông cố của em là có đi lại. Chừ chúng em không biết phải làm sao. Liệu sau này nếu có lấy nhau thì có sinh ra những đứa con bị dị tật không. Xin nhà tư vấn giúp đỡ em, em xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình quy định những trường hợp bị cấm kết hôn:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”
Theo đó, trường hợp cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời được xác định như sau:
– Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
– Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất, anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Trường hợp của bạn được xác định như sau:
+ Đời thứ nhất: Bố mẹ của ông cố của bạn gái và bà cố bạn.
+ Đời thứ hai: Ông cố bạn gái và bà cố bạn.
+ Đời thứ ba: Ông bà bạn và ông bà bạn gái.
+ Đời thứ tư: Bố mẹ bạn và bố mẹ bạn gái.
+ Đời thứ năm: Bạn và bạn gái.
Do vậy về mặt pháp luật, bạn và bạn gái là đời thứ năm nên không thuộc trường hợp cấm kết hôn trong phạm vi ba đời nên bạn và bạn gái có quyền kết hôn với nhau khi đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Về mặt y học, nếu hôn nhân cận huyết thống sẽ làm tăng số lượng đồng hợp tử, kết quả là gen lặn bởi dị hợp tử sẽ trở thành gen trội biểu hiện ra. Có nghĩa là hôn nhân cận huyết thống sẽ làm cho những gen lặn bệnh lý ở chồng hoặc vợ sẽ biểu hiện ở thế hệ con gây dị dạng hoặc bệnh lý di truyền như mù màu, bạch tạng. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn thì vì bạn và người yêu bạn là đời thứ năm nên không phải là thế hệ cận huyết thống, càng xa thế hệ thì sẽ tiếp thu các mặt tích cực. Do vậy, hai bạn hoàn toàn có thể kết hôn với nhau và sẽ không bị ảnh hưởng gì cho thế hệ con cái sau này. Nếu muốn chắc chắn hơn về vấn đề này bạn có thể đến nhờ bác sỹ tư vấn cụ thể.
7. Quy định về cấm kết hôn trong phạm vi ba đời
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ em xin chào Luật sư: Cho phép em xin được luật sư tư vấn về một vấn đề được không ạ. Đây là câu chuyện của người bạn thân em tâm sự với em. Bạn em đang gặp chuyện rắc rối về tình cảm đó là tình cảm trong họ hàng. Bạn em tên A, bạn trai đó tên B. A và B có tình cảm với nhau, nhưng trớ trêu 2 người đó lại có mối quan hệ họ hàng là cô và cháu trai.
Cụ thể mối quan hệ đó là:
A gọi ông nội của B bằng cậu nhưng mẹ của A và ông nội của B là anh em cùng mẹ khác cha…Tức là A và B có cùng bà chứ không cùng ông..(A gọi bằng bà ngoại, B gọi bằng bà cố nội)
Vậy Luật sư có thể cho em hỏi là A và B là quan hệ họ hàng thuộc đời thứ mấy?? A và B có kết hôn được với nhau ko?
Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp có thể xác định phạm vi các đời như sau:
- Cụ nội của B là đời thứ nhất;
- Mẹ của A và ông nội của B là đời thứ hai;
- A và bố B là đời thứ ba;
- B là đời thứ tư
Như vậy, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 LHNGĐ 2014 xác định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, xét theo trường hợp của A và B thì thuộc đời thứ tư sẽ không thuộc trường hợp cấm của pháp luật. Nếu chị và bạn trai chị muốn kết hôn thì ngoài không vi điều cấm của LHNGĐ 2014 cần đảm bảo theo quy định tại Điều 8 LNHGĐ 2014