Trên thực tế nhiều mảnh đất nằm trong những vùng giáp danh, địa hình đặc thù, khiến cho diện tích đất bị méo, đất xéo, đất không vuông. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây về cách tính diện tích đất bị méo, đất xéo, đất không vuông.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cách tính diện tích đất bị méo, đất xéo, đất không vuông:
- 1.1 1.1. Công thức tính diện tích mảnh đất hình vuông:
- 1.2 1.2. Công thức tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật:
- 1.3 1.3. Công thức tính diện tích mảnh đất hình tam giác:
- 1.4 1.4. Công thức tính diện tích mảnh đất hình thang:
- 1.5 1.5. Công thức tính diện tích mảnh đất hình tứ giác 4 cạnh không bằng nhau:
- 1.6 1.6. Công thức tính diện tích mảnh đất hình ngũ giác không đều:
- 2 2. Cần tính diện tích đất khi nào?
- 3 3. Thiết kế nhà trên đất méo, đất xéo, đất không vuông:
- 4 4. Đất bị méo, đất xéo, đất không vuông có tách thửa được không?
1. Cách tính diện tích đất bị méo, đất xéo, đất không vuông:
Diện tích đất được tính theo hình dạng của mảnh đất theo các công thức tính diện tích hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình thoi,… Do đó, cách tính những mảnh đất bị méo, đất xéo, đất không vuông là sẽ chia nó thành các hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang,…để đo đạc và tính diện tích theo các công thức tính diện tích.
Để thuận tiện cho quá trình tính toán, đo đạc chúng ta nên vẽ hình dạng của mảnh đất lên giấy để hình dung khái quát và chia mảnh đất thành các hình giúp cho quá trình tính diện tích dễ dàng, thuận lợi hơn.
Tiến hành tính diện tích của mảnh đất gốc, bằng cách chia thành các mảnh đất nhỏ sau đó tính diện tích của chúng và cộng tổng diện tích của từng mảnh chia nhỏ lại.
1.1. Công thức tính diện tích mảnh đất hình vuông:
Tiến hành đo cạnh của mảnh đất theo đơn vị mét và áp dụng công thức tính diện tích hình vuông:
Diện tích = cạnh x cạnh
1.2. Công thức tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật:
Đo chiều dài, chiều rộng của mảnh đất theo đơn vị mét và áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật:
Diện tích = chiều dài x chiều rộng
1.3. Công thức tính diện tích mảnh đất hình tam giác:
Tiến hành đo cạnh đáy, chiều cao của mảnh đất hình tam giác sau đó áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác:
Diện tích = 1/2 (cạnh đáy x chiều cao)
1.4. Công thức tính diện tích mảnh đất hình thang:
Tiến hành đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao của mảnh đất sau đó áp dụng công thức tính diện tích hình thang:
Diện tích = Chiều cao x ( chiều dài + chiều rộng) : 2
1.5. Công thức tính diện tích mảnh đất hình tứ giác 4 cạnh không bằng nhau:
Việc đo đạc tính diện tích mảnh đất tứ giác có các cạnh không bằng nhau cần độ tỉ mỉ, chính xác cao. Do đó, chúng ta cần đo theo từng cạnh sau đó cộng lại để tính chu vi của hình. Tiếp đến, hãy chọn một điểm trung tâm của mảnh đất và đo từ điểm này đến 01 cạnh của đa giác (trung đoạn); sau đó áp dụng công thức sau để tính diện tích như sau:
Diện tích = 1/2 x [chu vi (m) x trung đoạn (m2)]
1.6. Công thức tính diện tích mảnh đất hình ngũ giác không đều:
Cách tính diện tích của một mảnh đất hình ngũ giác không đều, chúng ta có thể chia ngũ giác không đều thành các phần nhỏ có hình đa giác, sau đó áp dụng các công thức tính hình đa giác để tiến hành tính toán;
Hoặc chia mảnh đất thành hình tam giác và tứ giác sau đó tính diện tích từng hình để tính diện tích hình ngũ giác theo công thức:
Diện tích = Diện tích (tam giác) + Diện tích (tứ giác)
Như vậy, để tính diện tích đất bị méo, đất không vuông cần chia thành các mảnh đất nhỏ theo các hình để tính diện tích, sau đó tính tổng diện tích của các mảnh đất nhỏ để tính diện tích mảnh đất lớn.
2. Cần tính diện tích đất khi nào?
Người có quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể tiến hành đo đạc, tính diện tích đất khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục tách thửa, xác minh diện tích địa thực để thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc đo đạc đất giúp kiểm tra phần diện tích diện tích được cấp, được công nhận quyền sử dụng để tránh sai sót, đồng thời giảm thiểu nguy cơ bị lấn chiếm đất sau này.
Người mua đất, có thể tiến hành đo đạc tính diện tích đất trước khi làm thủ tục mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xác minh diện tích đất mua có đúng với phần diện tích được công nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không. Điều này, giúp người mua xác định giá trị và định giá chính xác cho mảnh đất đó, tránh các tranh chấp xảy ra tranh chấp.
Ngoài ra, cần tính diện tích mảnh đất khi có đợt cấp mới sổ đỏ hoặc rà soát lại đất đai tại địa phương theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, cán bộ địa chính tại địa phương sẽ dùng các dụng cụ đo chuyên dụng để đo đạc và tính lại diện tích mảnh đất, nếu có sai sót thì tiến hành chỉnh lý.
Khi chủ đất muốn xây dựng công trình trên đất, việc tính diện tích sẽ giúp lập kế hoạch và đánh giá khả năng xây dựng, và thiết kế hợp lý trên đất. Tính diện tích mảnh đất cũng có thể được sử dụng để tính thuế đất hoặc các khoản phí liên quan.
3. Thiết kế nhà trên đất méo, đất xéo, đất không vuông:
Khi xây dựng nhà trên một mảnh đất không vuông, bạn sẽ cần thực hiện các bước sau để tận dụng tối đa diện tích và tạo ra một không gian hợp lý:
– Xác định hình dạng mảnh đất: Đầu tiên, đo đạc và xác định hình dạng chính xác của mảnh đất bằng cách sử dụng công cụ đo lường hoặc nhờ đến dịch vụ đo đạc chuyên nghiệp. Ghi lại các thông số, góc và đường bao của mảnh đất.
– Tạo bản đồ mảnh đất: Với thông tin đo đạc, tạo bản đồ mảnh đất sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hình dạng và kích thước của mảnh đất. Sử dụng phần mềm thiết kế hoặc có thể vẽ tay để tạo bản đồ chi tiết.
– Thiết kế nhà: Dựa trên bản đồ mảnh đất, số đo đất cụ thể, chủ đất có thể tự thiết kế nhà hoặc tìm sự giúp đỡ từ một kiến trúc sư chuyên nghiệp. Đảm bảo rằng thiết kế nhà phù hợp với hình dạng và kích thước của mảnh đất, tận dụng không gian một cách hiệu quả.
– Xác định vị trí xây dựng: Dựa trên thiết kế, xác định vị trí chính xác để xây dựng nhà trên mảnh đất. Điều này có thể yêu cầu bạn xem xét các yếu tố như hướng nhà, ánh sáng mặt trời, tầm nhìn và quy định xây dựng địa phương.
– Điều chỉnh kích thước và hình dạng nhà: Trong một số trường hợp, bạn có thể cần điều chỉnh kích thước và hình dạng của nhà để phù hợp với mảnh đất không vuông. Có thể làm điều này bằng cách tăng hoặc giảm diện tích sàn, thay đổi bố trí các phòng, hoặc thậm chí tạo ra các khu vực nổi bật hoặc góc độ độc đáo.
– Sau khi hoàn thiện thiết kế, tiến hành xây dựng theo kế hoạch.
Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế những ngôi nhà đẹp trên mảnh đất không vuông, tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho căn nhà (biến hóa, xử lý các điểm bất lợi trở thành lợi thế). Thiết kế ngôi nhà vuông và tận dụng các không gian bị xéo, bị méo, sáng tạo các không gian phụ xung quanh (sân chơi, bể cá, trồng cây xanh,…) vẫn là sự lựa chọn của nhiều chủ nhà để tạo cảm giác được ở trong một ngôi nhà vuông vắn, đầy đủ công năng. Điều này làm gia tăng tính thẩm mỹ, công năng sử dụng cho cả căn nhà và mảnh đất.
4. Đất bị méo, đất xéo, đất không vuông có tách thửa được không?
Tách thửa đất là việc chia thửa đất gốc thành nhiều thửa đất nhỏ hơn theo trình tự thủ tục pháp luật quy định. Vậy những mảnh đất méo, đất xéo, đất không vuông có tiến hành tách thửa được hay không?
Theo quy định pháp luật, điều kiện chung để tách thửa đất là:
– Đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Nếu trong trường hợp chưa có giấy tờ đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đó mới thực hiện được việc tách thửa;
– Đáp ứng điều kiện về diện tích tối thiểu để tách thửa. (Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cụ thể của địa phương sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của địa phương đó ban hành).
* Quy định chung về trường hợp không được tách thửa đất:
– Đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Đất hết thời hạn sử dụng hoặc có tranh chấp;
– Không đáp ứng được về hạn mức, điều kiện tối thiểu để tách thửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ban hành;
– Thửa đất nằm trong các khu vực được quy hoạch với các dự án phát triển nhà ở, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất;
– Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các thửa đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ.
Như vậy, có thể thấy, đất méo, đất xéo, đất không vuông có thể tiến hành thủ tục tách thửa như các mảnh đất khác, chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện được phép tách thửa mà không phụ thuộc vào hình dạng của mảnh đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–