Cách thức trở thành người đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự. Đại diện cho đương sự.
Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là người do pháp luật quy định hay được đương sự ủy quyền mà tham gia tố tụng dân sự, thay mặt đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự mà mình đại diện trước
-Người đại diện theo pháp luật
-Người đại diện theo ủy quyền
-Người đại diện do
Đây là các hình thức của người đại diện của đương sự.
Căn cứ phát sinh quan hệ đại diện trong tố tụng dân sự.
Điều kiện đầu tiên để làm một người đại diện thì người đó phải là cá nhân hoặc pháp nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Tuy nhiên, cũng có những cá nhân, pháp nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự nhưng vẫn không được làm người đại diện cho đương sự do thuộc vào những trường hợp pháp luật quy định không được làm người đại diện
(1) Người đại diện theo pháp luật:
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật. Những người đại diện theo pháp luật của đương sự bao gồm : cha, mẹ của con chưa thành niên; người giám hộ của người được giám hộ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chủ hộ gia đình và cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Người đại diện theo pháp luật được quy định trong BLDS là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện (Khoản 2 Điều 73 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011).
Khi tham gia tố tụng họ phải xuất trình những tài liệu, giấy tờ chứng minh mình là cha, mẹ, người giám hộ của đương sự hay người đứng đầu pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác…
(2) Người đại diện do Tòa án chỉ định là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự chỉ định của Tòa án. Điều kiện người đại diện do tòa án chỉ định cũng giống với người đại diện theo pháp luật.
Mặc dù mục đích của việc Tòa án chỉ định người đại diện cho đương sự là bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án song trong tố tụng dân sự các đương sự có quyền tự định đoạt nên theo quy định tại Điều 76 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 thì Tòa án chỉ tiến hành chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợp đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật không được đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều 75 Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011.
(3) Người đại diện pháp luật theo ủy quyền:
Người đại diện theo ủy quyền là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự ủy quyền của đương sự.
Khác với đại diện theo pháp luật và đại diện theo chỉ định của Tòa án, đương sự được đại diện là người có năng lực hành vi tố tụng nên người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền thay mặt họ trong tố tụng dân sự.
Việc ủy quyền phải được tiến hành dưới hình thức văn bản.
>>> Luật sư
Phạm vi tham gia của người đại diện của đương sự
(1)Người đại diện theo pháp luật của đương sự đương nhiên được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi xét thấy cần thiết. Phạm vi tham gia tố tụng của họ không bị hạn chế trong các loại việc.
(2)Người đại diện do Tòa án chỉ định tham gia tố tụng từ khi có quyết định của Tòa án chỉ định họ đại diện cho đương sự. Phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện do Tòa án chỉ định không bị hạn chế trong các loại việc.
(3)Người đại diện theo ủy quyền: Do đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuy vậy, do tính chất, yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự, sau khi ủy quyền cho người đại diện đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để bổ sung cho hoạt động của người được ủy quyền. Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng trong các loại việc trừ việc ly hôn.