Hiện tượng lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội đặc biệt là trên các website hiện nay ngày càng diễn ra vô cùng phổ biến. Dưới đây là một số cách thức để kiểm tra các trang web lừa đảo, tránh tình trạng mất tiền oan mà người dân có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Một số phương thức và thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo:
Hiện nay tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội thông qua hình thức internet ngày càng diễn ra với nhiều thủ đoạn khác nhau và với diễn biến vô cùng phức tạp. Các đối tượng này ngày càng lợi dụng công nghệ thông tin trong thời đại hội nhập giữa các quốc gia với nhau để sử dụng nhiều phương thức và thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn trong quá trình phát hiện và phòng ngừa, bắt giữ và xử lý theo quy định của pháp luật của các lực lượng chức năng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian vừa qua thì đối tượng lừa đảo qua không gian mạng đã sử dụng phổ biến phương tiện điện tử thông qua hình thức website để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của rất nhiều người dân trong xã hội gây ra những hệ lụy không đáng có. Tội phạm lừa đảo này tập trung chủ yếu vào một số phương thức và thủ đoạn cơ bản sau:
Thứ nhất, các đối tượng giả danh cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giả danh lực lượng chức năng, các đối tượng giả danh nhân viên của một số công ty lớn hoặc nhân viên của ngân hàng để gọi điện nhằm mục đích thông báo nợ cước viễn thông và thông báo nợ ngân hàng quá hạn, thậm chí các đối tượng còn giả danh các cán bộ công an và tòa án … nhằm mục đích đánh vào tâm lý lo lắng của bị hại để thông báo cho bị hại rằng mình là người có quyền lợi liên quan đến một vụ án đang trong quá trình điều tra theo quy định của pháp luật, hướng đến mục tiêu đe dọa nhằm khai thác thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của bị hại, sau đó các đối tượng lừa đảo yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản vào các tài khoản ngân hàng do những đối tượng lừa đảo cung cấp để chiếm đoạt tài sản.
Thứ hai, các đối tượng lập các tài khoản xã hội ví dụ như facebook hoặc zalo … hoặc chiếm đoạt quyền quản trị tài khoản mạng xã hội của bị hại rồi thực hiện hoạt động nhắn tin và lừa người thân, lừa bạn bè của chủ tài khoản yêu cầu họ chuyển tiền cho các đối tượng sau đó chiếm đoạt số tiền đó, phương thức này hiện nay diễn ra vô cùng phổ biến tuy nhiên người dân vẫn thường bị mắc mưu và không cảnh giác đối với chiêu thức lừa đảo này.
Thứ ba, lừa đảo thông qua việc khuyến khích và yêu cầu bị hại tham gia đầu tư mua bán thông qua các sàn giao dịch điện tử, mà điển hình là sàn giao dịch tiền ảo, tiền mã hóa và tiền kĩ thuật số, ví dụ như bitcoin … sàn đầu tư ngoại hối … gắn mác với các hoạt động của các công ty nước ngoài kèm theo các lời cam đoan bằng giấy tờ hình ảnh và những lời hứa hẹn lợi nhuận, bảo hiểm vốn và khả năng hoàn vốn cao. Khi tiến hành hoạt động huy động được lực lượng với số tiền đủ lớn thì các đối tượng chủ gian sẽ can thiệp vào đánh sập hệ thống nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ số tiền của các nhà đầu tư. Đối với phương thức lừa đảo này thì hiện nay lực lượng chức năng vẫn không thể đòi lại quyền lợi và lấy lại số tiền bị mất cho bị hại, vì đây là tội phạm lừa đảo công nghệ cao rất khó để có thể ủy thác tư pháp, liên kết điều tra xuyên quốc gia.
Thứ tư, tuyển cộng tác viên làm các nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán hóa đơn nhằm mục đích tăng tương tác và tăng doanh số cho bất kỳ một nhãn hàng nào đó. Các đối tượng lừa đảo hứa hẹn trả một khoản tiền công và lợi nhuận lớn cho các cộng tác viên. Sau khi tạo dựng niềm tin cho khách hàng bằng một số hóa đơn có giá trị nho nhỏ và thanh toán đầy đủ hoa hồng thì chúng yêu cầu bị hại là những hóa đơn có giá trị cao hơn, sau đó đưa ra nhiều lý do khác nhau để cộng tác viên nộp thêm tiền để sửa các lỗi sai ví dụ như sai cú pháp, rút quá hạn mức … các đối tượng lừa đảo yêu cầu bị hại phải chuyển thêm nhiều lần và số tiền ngày càng cao hơn nhằm mục đích bảo lãnh và chứng minh tài khoản thì mới cho bị hại rút tiền gốc và tiền lãi. Bị hại do xuất phát từ tâm lý tiếc tiền và đã mất một khoản tiền trước đó cho nên sẽ phải làm theo yêu cầu của các đối tượng lừa đảo cho đến khi hết khả năng thanh toán thì mới nhận ra rằng mình bị lừa.
Đáng chú ý trong thời gian hiện nay trên địa bàn của một số các tỉnh thành và một số địa phương thì phương thức và thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo như trên ngày càng diễn ra phổ biến. Trong đó đặc biệt phải lưu ý đó là phương thức website lừa đảo. Cần phải đặt ra một số cẩn trọng khi truy cập vào bất kỳ một đường link hoặc website nào đó để tránh tình trạng lừa đảo và mất tiền oan. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong phần dưới đây.
2. Cách kiểm tra trang web lừa đảo, giả mạo tránh mất tiền oan:
Để kiểm tra các website lừa đảo thì có thể sử dụng một số bước sau đây:
Bước 1: Người dân cần truy cập website tín nhiệm mạng thông qua đường dẫn: Tinnhiemmang.vn.
Bước 2: Sau khi đã đến giao diện của website tín nhiệm mà thì tại đây người dân sẽ bấm vào biểu tượng ba dấu gạch ngang ở góc bên phải của website đó, sau đó hiện ra cột biểu dẫn, người dân cần tiến hành hoạt động bấm vào mục Tra cứu.
Bước 3: Tiếp đến thì người dân cần bấm vào mục Website lừa đào để có thể tìm kiếm độ tín nhiệm của các website, có thể so sánh với các website mà mình chuẩn bị ấn vào, xem xét các website đó có uy tín hay không, sau đó bấm vào phần Bộ lọc để có thể lọc ra các website mà mình muốn tìm.
Bước 4: Cuối cùng người dân cần bấm vào mục Nhập tên lừa đảo để có thể tìm kiếm ra các trang Web mà người dân muốn tra cứu. Sau đó chọn nút Tìm kiếm và bây giờ có thể tìm ra được đâu là những website uy tín và đâu là những website lừa đảo. Để có thể cẩn trọng hơn khi truy cập các website, tránh tình trạng mất tiền oan.
3. Những cách nhận biết trang web lừa đảo, giả mạo:
Các đối tượng hiện nay thường sử dụng phương thức dụ dỗ nạn nhân truy cập vào các trang Web lạ sau đó yêu cầu cung cấp một số thông tin bảo mật để từ đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Đây được xem là chiêu thức lừa đảo khá phổ biến. Và người dân hiện nay thường mất đi sự đề phòng và cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo này. Đặc điểm chung của chiêu trò lừa đảo đây là các đối tượng sẽ tiếp cận nặng nên trên trang mạng xã hội sau đó gửi các trang web giả mạo thương hiệu và yêu cầu nạn nhân đăng nhập. Trong một số trường hợp nạn nhân đăng nhập vào những trang Web lạ sau đó bị mất tài khoản mạng xã hội và đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng tài khoản đó để kêu gọi ủng hộ và mượn tiền của nhiều người thân khác. Một số cách thức đơn giản để người dân có thể áp dụng dễ nhất nhận biết các trang web lừa đảo như sau:
3.1. Nhận biết qua dấu hiệu đường link dẫn:
Các website lừa đảo thường sẽ có một số dấu hiệu lạ. Các website đó thường có lỗi chính tả, tên miền có tiền tố hoặc hậu tố sử dụng ký tự đặc biệt, sử dụng một số dịch vụ rút gọn hoặc tên miền rất dài nhằm mục đích đánh lừa người dùng. Ví dụ như: bitly.com, cutt.ly …
Ngoài ra thì các đối tượng lừa đảo còn có thể sử dụng các trang web có tích xanh (được mua hoặc tích xanh giả tạo) sau đấy đổi thành fanpage của một nhãn hàng uy tín và gần giống với công ty hoặc một trang thương mại điện tử nào đó để thực hiện hành vi lừa đảo.
3.2. Nhận biết thông qua giao diện:
Những website có dấu hiệu lừa đảo thường sẽ để hình ảnh hoạt hình nền của những thương hiệu lớn khác trên thực tế. Do đó người dân cần phải để ý các chi tiết về màu sắc và chữ viết cũng như hình ảnh của trang web đó để nhận biết trang web chính thống và trang web lừa đảo. Hình ảnh của các website thật thường có giao diện một cách khá chuyên nghiệp, hình ảnh và chữ viết đúng quy chuẩn tương thích cho cả điện thoại và laptop hoặc máy tính bảng, tuy nhiên hình ảnh của các website giả mạo thì không có sự cân đối và không có sự tương thích giữa các thiết bị điện tử với nhau.
3.3. Nhận biết qua thông báo truy cập:
Các website lừa đảo sau khi người dân truy cập thường sẽ có báo lỗi hoặc báo cáo sự cố hoặc báo cáo cảnh giác. Ví dụ như sau:
– Lời mời tải xuống phần mềm kèm theo thông báo thiết bị đã bị nhiễm virus;
– Lời mời tải miễn phí nội dung có bản quyền đắt tiền;
– Lời mời xem những nội dung nhạy cảm;
– Lời mời tham gia kiếm tiền nhanh, giới thiệu mọi người bạn bè để nhận hoa hồng cao.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).