Hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép là một trong những thủ tục hành chính cần thiết để giúp cho các công trình xây dựng không phép không bị tháo dỡ hoặc không bị cưỡng chế bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép:
1.1. Hiểu như thế nào về hợp thức hóa nhà xây dựng không phép?
Hiện nay có rất nhiều trường hợp đặt ra nhu cầu về vấn đề hợp tác hóa nhà xây dựng không phép. Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi nhà ở là một tài sản có giá trị vì vậy tính pháp lý của hoạt động xây dựng nhà cửa là điều đáng chú trọng từ trước đến nay. Pháp
– Xây dựng không phép là hành vi của các chủ thể trong quá trình khởi công xây dựng công trình mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật;
– Xây dựng không phép là hành vi của các chủ thể khi tiến hành hoạt động xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, tức là xây dựng một hoạt động không nằm trong thông báo xin phép xây dựng để gửi lên cơ quan có thẩm quyền.
Vì vậy hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép là một vấn đề quan trọng. Có thể nói: Hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép là một thủ tục hành chính, do các chủ thể là tổ chức hoặc cá nhân xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động đề nghị lên chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính bởi hành vi vi phạm pháp luật của mình.
1.2. Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép:
Theo như phân tích ở trên thì hoạt động hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép là thủ tục hành chính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Đối với trường hợp nhà xây dựng không phép thì có cách thức hợp thức hóa như thế nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 102 của
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu hợp thức hóa nhà xây dựng không phép sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Số lượng hồ sơ trong trường hợp này được ghi nhận là 02 bộ. Nhìn chung thì thành phần hồ sơ xin hợp thức hóa nhà xây dựng không phép sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo mẫu do pháp luật quy định;
– Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế xây dựng điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành hoạt động hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, hay còn gọi là thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật. Có nhiều cách thức để nộp hồ sơ khác nhau, các chủ thể có thể nộp hồ sơ thông qua bộ phận một cửa và nộp trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Sau khi nhận được bộ hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sẽ tiếp nhận hồ sơ và điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật, quá trình điều chỉnh giấy phép xây dựng sao cho phù hợp với hiện trạng thực tế được xem là hợp thức hóa nhà xây dựng không phép. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận bộ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sẽ phải tiến hành hoạt động tổ chức thẩm định hồ sơ và kiểm tra trên thực tế. Trong quá trình thẩm định hồ sơ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xác minh những tài liệu còn thiếu vào tài liệu không đúng quy định của pháp luật hoặc những tài liệu không đúng với thực tế để thông báo bằng văn bản cho các chủ thể có nhu cầu hợp thức hóa nhà xây dựng không phép bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng yêu cầu thì theo văn bản thông báo, trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho các chủ thể có nhu cầu hợp thức hóa nhà xây dựng không phép hoàn thiện hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Chủ đầu tư sẽ phải có trách nhiệm bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo và theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không điều chỉnh giấy phép xây dựng và không cấp giấy phép xây dựng cho trường hợp xây dựng nhà không phép, tức là không chấp nhận hợp thức hóa xây dựng nhà ở không phép.
Bước 4: Trả kết quả và cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng công trình không phép. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cần phải có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện theo quy định của pháp luật để gửi văn bản lấy ý kiến của những cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có liên quan đến xây dựng công trình đó theo quy định của pháp luật. Kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải cấp giấy phép xây dựng cho các công trình xây dựng không phép và xem xét hồ sơ trong khoảng thời gian 20 ngày. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm một số yếu tố khác có liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết về lý do, ngoài ra thì cần phải thông báo cho cơ quan cấp trên có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên không được quá 10 ngày được tính kể từ ngày hết hạn theo quy định của pháp luật.
2. Quy định về điều kiện hợp thức hóa nhà ở không phép:
Đối với những công trình xây dựng không phép muốn được hợp thức hóa theo cách thức nêu trên thì cần phải đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đủ điều kiện thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn buộc phải tháo dỡ (người vi phạm phải tự tháo dỡ, nếu không thực hiện sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tháo dỡ). Căn cứ theo Điều 16 và Điều 81 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, có ghi nhận về điều kiện để hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, cụ thể như sau:
– Công trình đó đang trong quá trình thi công xây dựng trên thực tế;
– Đáp ứng đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
+ Phù hợp với quyết định chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp
+ Đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy nổ;
+ Hồ sơ thiết kế xây dựng đã được thẩm định và thẩm tra theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Kính gửi: …
1. Tên chủ đầu tư (chủ hộ): …
– Người đại diện: … Chức vụ: …
– Địa chỉ liên hệ:
Số nhà: … đường (phố) … phường (xã) …
quận (huyện) … tỉnh, thành phố: …
– Số điện thoại: …
2. Địa điểm xây dựng:
Lô đất số: … Diện tích … m2.
Tại: … đường: …
phường (xã) … quận (huyện) …
tỉnh, thành phố: …
3. Giấy phép xây dựng đã được cấp:
Nội dung Giấy phép:
– …
– …
4. Nội dung đề nghị điều chỉnh so với Giấy phép đã được cấp (hoặc lý do đề nghị gia hạn/cấp lại): …
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình theo thiết kế điều chỉnh/gia hạn: … tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép điều chỉnh được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo đơn này các tài liệu: 1 – … 2 – … | …, ngày … tháng … năm … NGƯỜI LÀM ĐƠN/ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định số 35/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.