Hiện nay đất phần trăm không được nhắc đến nhiều như trước đây, tuy nhiên thực tế vẫn tồn tại loại đất này. Vậy thì, khi có tranh chấp đất phần trăm xảy ra thì giải quyết tranh chấp như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cách giải quyết tranh chấp đất phần trăm như thế nào?
1.1. Hiểu như thế nào về đất phần trăm?
Hiện nay pháp luật đất đai đã dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau để phân biệt các loại đất, tuy nhiên không có văn bản quy định cụ thể như thế nào là đất phần trăm. Vì thế đất phần trăm là tên gọi dân dã của người sử dụng đất trong đời sống hằng ngày. Đất phần trăm là tên gọi của một loại đất trước kia do các đối tượng là hợp tác xã trích tỷ lệ phần trăm (thông thường là 5% hoặc 10%) của quỹ đất hợp tác xã, để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, tức là các hộ dân sau khi đưa vào hợp tác xã thì sẽ được giữ lại 5% đến 10% đất để tự chủ phát triển kinh tế như trồng rau hoặc trồng các loại hoa màu.
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 72 của
Còn đất 10% là cách gọi của người dân đối với loại đất sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp. Loại đất 10% này có nguồn gốc từ chính sách bồi thường, hỗ trợ chuyển đổi việc làm khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, theo đó, con số 10% chính là tỷ lệ bồi thường hoặc giao đất theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.
Vì thế theo như phân tích ở trên thì có thể hiểu: Đất phần trăm (thông thường là đất 5% hoặc đất 10%) là tên gọi dân giã của loại đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm nhất định.
1.2. Cách giải quyết tranh chấp đất phần trăm:
Tranh chấp đất đai trong đó có đất phần trăm là một trong những hiện tượng phổ biến trên thực tế. Khi có hiện tượng tranh chấp đất phần trăm xảy ra thì các chủ thể thường tìm cách giải quyết sao cho phù hợp. Dưới đây là một số cách thức giải quyết khi xảy ra tranh chấp đất phần trăm có thể tham khảo:
Thứ nhất, khi xảy ra tranh chấp đất phần trăm thì việc đầu tiên các chủ thể cần ngồi lại để hòa giải với nhau. Nếu như không thể tự thỏa thuận thương lượng hòa giải thì sẽ hòa giải tranh chấp đất phần trăm ở cấp cơ sở. Đây là phương hướng giải quyết đầu tiên cho mọi mụ việc tranh chấp đất đai trong đó có tranh chấp đất phần trăm. Theo đó thì nhà nước sẽ khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải tại địa phương căn cứ theo quy định tại Điều 202 của Luật đất đai năm 2013. Trong trường hợp các bên hòa giải tranh chấp đất phần trăm thành công thì sẽ kết thúc tranh chấp, sẽ lập biên bản hòa giải thành. Ngược lại, nếu như hòa giải tranh chấp đất phần trăm không thành công thì tùy vào từng trường hợp khác châu mà các bên có những hướng giải quyết khác, ví dụ như khởi kiện tại tòa án cấp có thẩm quyền hoặc đề nghị lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính.
Thứ hai, đề nghị chủ thể có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Trong trường hợp hòa giải tranh chấp đất phần trăm tại Ủy ban nhân dân cấp xã không thành công thì các bên tranh chấp có thể đề nghị giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp cao hơn. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất phần trăm tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thuộc về Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời gian giải quyết tranh chấp đất phần trăm là không quá 45 ngày kể từ ngày nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Theo đó thì các chủ thể giải quyết tranh chấp đất phần trăm cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ cơ bản sau đây:
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến đất phần trăm theo mẫu do pháp luật quy định;
– Biên bản hòa giải và kết quả hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Thông tin về thửa đất phần trăm ví dụ như các tài liệu và chứng cứ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp, sơ đồ trích lục, hoặc bản đồ địa chính …
Thứ ba, khởi kiện ra tòa án nhân dân để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Theo đó thì các bên chủ thể sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ nộp đến tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể là tòa án nhân dân cấp huyện nơi đất phần trăm tọa lạc. Sau đó tòa án sẽ mở phiên hòa giải và cung cấp chứng cứ, nếu như hòa giải không thành thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nếu không đồng ý với bản án sơ thẩm thì trong thời hạn luật định các bên có thể kháng cáo để xét xử theo thủ tục phúc thẩm.
2. Quy định về án phí khi giải quyết tranh chấp đất phần trăm:
Loại tranh chấp | Án phí cần phải chi trả | |
Tranh chấp về dân sự (gồm cả đất đai) không có giá ngạch | 300.000 đồng | |
Tranh chấp về dân sự (gồm cả đất đai) có giá ngạch | Từ 6 triệu đồng trở xuống | 300.000 đồng |
Từ 6 – 400 triệu đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp | |
Từ 400 – 800 triệu đồng | 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng | |
Từ 800- 2 tỷ đồng | 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng | |
Từ 2 – 4 tỷ đồng | 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng | |
Trên 4 tỷ đồng | 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng. |
Ngoài ra, về thời gian giải quyết tranh chấp đất đai, trong đó có đất phầm trăm, căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, có quy định như sau:
– Thời hạn để Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, đồng thời thì thời hạn này được gia hạn thêm 2 tháng (tổng là 6 tháng) nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do những trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;
– Trong vòng 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền phải mở phiên tòa, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này được tăng lên thành 2 tháng.
3. Đất phần trăm có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Căn cứ theo quy định tại Luật đất đai năm 2013, nếu như người sử dụng đất phần trăm có đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì họ hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục xin giấy cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, trong trường hợp đất phần trăm được trích từ quỹ đất hợp tác xã trước năm 1993 thì để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất cần phải có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013 cụ thể như sau:
– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước giai đoạn ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước giai đoạn ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, giấy tờ chứng minh về giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
– Giấy tờ về giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh cho giao dịch mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước giai đoạn ngày 15 tháng 10 năm 1993 được cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Giấy tờ thanh lý, các loại giấy tờ hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước giai đoạn ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ;
–
–