Kích thước và thời điểm công bố nhãn phụ của hàng hóa? Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ như thế nào? Đăng ký nhãn phụ sản phẩm nhập khẩu? Mua sản phẩm không có tem nhãn phụ có bị xử phạt hành chính không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Công ty Luật Dương Gia, xin cho hỏi công ty tôi nhập khẩu thức ăn dặm cho trẻ sơ sinh khi lưu thông hàng hóa ngoài thị trường, công ty có dán nhãn phụ sản phẩm bên ngoài vỏ thùng carton, ghi đầy đủ thông tin sản phầm, nguồn gốc xuất xứ, tên nhà phân phối…, nhưng không dán nhãn phụ trên từng hộp sản phẩm như vậy có hợp lệ? Nếu sai bị xử phạt như thế nào và mức xử phạt là bao nhiêu? Thanks?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định về việc dán nhãn phụ như sau:
“3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Trong đó, việc dán nhãn phụ được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 1 Mục 1 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN như sau:
“1. Ghi nhãn phụ
a) Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá (sau đây gọi tắt là
b) Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc.
c) Trường hợp ghi thêm những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa mà nhãn gốc không có thì tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với nội dung ghi. Những nội dung ghi thêm trên nhãn phụ không được gây hiểu sai nội dung của nhãn gốc.”
Tại điểm b khoản 1 mục 1 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN đã quy định nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa. Bao bì thương phẩm thì bao gồm hai loại là bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
– Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá;
– Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp.
Luật sư tư vấn quy định về dán tem nhãn mác phụ:1900.6568
Như vậy theo quy định thì cả hai loại bao bì này đều phải được dán nhãn phụ. Nếu bạn chỉ dán nhãn trên bao bì ngoài mà không dán bao bì trực tiếp thì vẫn vi phạm quy định về việc dán nhãn phụ.
Do đó, hành vi không dán nhãn phụ này của bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từtrên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng…
…6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy đinh tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.”
Mục lục bài viết
1. Kích thước và thời điểm công bố nhãn phụ của hàng hóa
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào. Mình là Hương – từ công ty Nhật Việt Anh- nhập khẩu và thương mại thực phẩm. Mình có thắc mắc sau, rất mong được Luật Dương Gia giải đáp giúp: Vì sản phẩm của mình là thực phẩm nhập khẩu, vậy theo mình biết quy định phải dán tem phụ với nội dung tiếng Việt. Mình thắc mắc về kích thước tối đa của tem phụ so với nhãn gốc. Việc này được quy định cụ thể trong quy định nào vì mình xem trong Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hóa thì không thấy quy định rõ. Nội dung tem phụ có cần công bố khi làm công bố nhập khẩu không hay sau khi làm công bố xong, nhập khẩu xong, doanh nghiệp tự viết nội dung dán lên sản phẩm trước khi lưu hành vào thị trường là được? Xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về kích thước của nhãn phụ hàng hóa:
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 89/2006/NĐ-CP thì:
“Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá tự xác định kích thước của nhãn hàng hoá nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này và nhận biết dễ dàng bằng mắt thường”.
Và khoản 1 Điều I.1 Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN cũng hướng dẫn:
“Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hoá hoặc bao bì thương phẩm của hàng hoá và không được che khuất nội dung của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ không được làm hiểu sai lệch nội dung của nhãn gốc”.
Như vậy, bạn có thể tự quyết định kích thước nhãn phụ cho sản phẩm của mình miễn sao nó chứa đựng đầy đủ các nội dung bắt buộc và không làm che khuất nội dung của nhãn gốc. Sản phẩm của bạn là thực phẩm nên bạn cần tham khảo các quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn theo Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.
Thứ hai, về thời điểm ghi nội dung trên nhãn phụ:
Theo quy định tại phần III Công văn số 14397/BTC-TCHQvề việc xử lý vướng mắc tại thông tư 128, thông tư 22 và ghi nhãn hàng hóa:
“Trường hợp nhãn gốc không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP, cơ quan hải quan không xử phạt, nhưng chủ hàng hóa nhập khẩu phải chịu trách nhiệm bổ sung nhãn phụ trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường”.
Như vậy, bạn có thể bổ sung nhãn phụ sau khi làm thủ tục hải quan và trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường. Nếu khi đưa sản phẩm ra lưu thông mà vẫn chưa thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa, sản phẩm thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 127/2013/NĐ-CP.
2. Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư, em có câu hỏi, nhờ luật sư tư vấn. Tem phụ trên hàng hóa nhập khẩu có ghi Hạn sử dụng: xem trên tem hạn sử dụng. và Tem phụ hạn sử dụng có thể hiện số tháng và số năm được tích giống với loại tem bảo hành. Cách ghi và dán thêm một loại tem phụ về hạn sử dụng có đúng theo quy đinh không ạ. Xin cám ơn Luật sư và mong có thể nhận được phản hồi ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa nhập khẩu ngoài nhãn gốc của hàng hóa còn bắt buộc phải có nhãn phụ của hàng hóa. Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.
Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP:
Điều 9. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hoá
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Như vậy, đối với những hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt. Theo đó, đối với hạn sử dụng của hàng hóa nhập khẩu, nếu trên nhãn thể hiện chửa đủ nội dung hạn sử dụng bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện hạn sử dụng của hàng hóa đó được ghi bằng tiếng Việt. Tùy theo tính chất hàng hóa mà có những hàng hóa bắt buộc phải thể hiện hạn sử dụng lên nhãn hàng hóa.
Theo Điều 10 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định:
Điều 10. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá
Nội dung ghi nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.
1. Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.
2. Hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam để xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.
Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà đưa trở lại lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
3. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này trước khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Do đó, đối với hàng hóa nhập khẩu mà nhãn gốc đã ghi hạn sử dụng thì nhãn phụ phải ghi chính xác, đầy đủ, rõ ràng đúng theo nhãn gốc. Như vậy, tem phụ hạn sử dụng phải thể hiện số tháng và số năm được tích giống với tem ghi trên nhãn gốc, việc thể hiện số tháng và số năm tích giống với tem bảo hành là trái quy định của pháp luật. Trường hợp nhãn gốc đã ghi đầy đủ thông tin về hạn sử dụng thì việc dán thêm nhãn phụ về hạn sử dụng không trái quy định pháp luật nếu nó ghi thông tin số tháng và số năm giống với tem ghi trên nhãn gốc.
3. Đăng ký nhãn phụ sản phẩm nhập khẩu
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi đã làm giấy công bố hợp vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm hương liệu thực phẩm nhậu khẩu từ Hàn Quốc. Hiện tại chúng tôi muốn thay nhãn chính cho sản phẩm đó có được hay không? Và có bắt buộc phải đăng ký nhãn sản phẩm không?
Luật sư tư vấn:
Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc các chất liệu khác được gắn trên hóa, bao bì thương phẩm của hang hóa.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 5. Hàng hoá phải ghi nhãn
1. Hàng hoá lưu thông trong nước, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:
a) Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
4. Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.
Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định ghi nhãn hàng hoá trong các trường hợp quy định tại khoản này”.
Theo Khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hang hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
Như vậy, theo quy định thì đối với hàng hóa nhập khẩu thì phải ghi nhãn trừ trừng hợp thuộc Khoản 2, Khoản 3 Khoản 4 Điều 5 Nghị định 89/2006/NĐ-CP nêu trên. Trường hợp công ty bạn nhập khẩu hương liệu thực phẩm từ Hàn Quốc thì trên sản phẩm bắt buộc phải ghi nhãn, trường hợp hương liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc mà chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì công ty bạn phải làm có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắng tiếng Việt; giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa chứ không làm thủ tục thay nhãn chính cho sản phẩm; đồng thời không phải làm thủ tục đăng ký nhãn phụ sản phẩm.
4. Mua sản phẩm không có tem nhãn phụ có bị xử phạt hành chính không?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi mua lại hàng hóa (các sản phẩm đèn led chiếu sáng) của một công ty A nhập khẩu từ trung quốc về. Khi bán sản phẩm cho chúng tôi công ty A không dán tem nhã phụ nên khi Quản lý thị trường kiểm tra hàng tại công ty tôi và xử phạt Công ty tôi vi phạm không có tem nhãn phụ như vậy có đúng không thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 3, Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định về ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa như sau:
“3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà chưa thể hiện nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì bắt buộc phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bằng Tiếng Việt. Công ty bạn mua hàng hóa tại Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng không có ghi tem nhãn phụ theo quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 80/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
Luật sư
2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng….
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy đinh tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.”
Như vậy, việc Quản lý thị trường kiểm tra hàng tại công ty bạn và xử phạt Công ty bạn vi phạm không có tem nhãn phụ như vậy là đúng với quy định pháp luật.