Hồ sơ kế toán sau khi đã chia lợi nhuận trong công ty? Tranh chấp về vốn góp và phân chia lợi nhuận? Phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro khi thua lỗ thế nào? Chia lợi nhuận của thành viên góp vốn trong công ty TNHH?
Tóm tắt câu hỏi:
Chúng tôi lập công ty gồm 3 người. Vốn điêu lệ là 1 tỷ và chia đều cho 3 người. Hiện tôi đang làm cho 1 doanh nghiệp với mức lương 8tr/tháng. Vì lý do mở công ty nên tôi phải nghỉ còn 2 người kia thì không ảnh hưởng gì đến công việc của mình. Mọi công việc về máy móc, vận hành, tôi đều phải lo và luôn là người túc trực. Thuê mặt bằng với giá 120tr/năm. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cách chia lợi nhuận như thế nào cho phù hợp nhất a. Tôi xin chân thành cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty phải có Điều lệ công ty. Điều lệ công ty là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25
Để có cách chia lợi nhuận hợp lý, đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi thành viên công ty, bạn có thể tham khảo các quy định của
Trường hợp công ty bạn là công ty TNHH hai thành viên trở lên, theo khoản 3 Điều 50 Luật doanh nghiệp 2014, thành viên công ty có quyền:
“3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.”
Trường hợp công ty bạn là công ty cổ phần thì lợi nhuận trả cho thành viên công ty được gọi là cổ tức. Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty cổ phần sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính. Nghĩa là, lợi nhuận sẽ được chia dựa trên số cổ phần mà mỗi thành viên sở hữu trong công ty.
Như vậy, dù là loại hình doanh nghiệp gì, lợi nhuận công ty đều chia theo tỷ lệ vốn góp khi đăng ký thành lập công ty. Các thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản trị giá được bằng tiền. Sức lao động của bạn cũng được coi là tài sản trị giá được thành tiền. Vì vậy, bạn cùng hai thành viên còn lại của công ty có thể xem xét, định giá công sức bạn đóng góp cho công ty để có cách chia lợi nhuận hợp lý nhất. Trong trường hợp không tính công sức để chia lợi nhuận bạn có thể yêu cầu công ty trả thù lao, tiền lương cho bạn.
Mục lục bài viết
1. Hồ sơ kế toán sau khi đã chia lợi nhuận trong công ty?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có nhu cầu tư vấn vấn đề cụ thể như sau: Hiện tại tôi đang làm tại công ty TNHH 2 thành viên. Sau khi hoàn thành nộp thuế, lợi nhuận của công ty chia cho các thành viên, tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để hợp thức hóa với sổ sách kế toán và đúng pháp luật? Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Về bản chất, việc phân chia lợi nhuận cho các cổ đông trong công ty dựa vào hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận cuối cùng của công ty.
Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì theo nguyên tắc, công ty bạn phải thực hiện các hoạt động bao gồm:
– Chế độ kế toán, kê khai đầy đủ các hóa đơn, chứng từ, hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
– Tiến hành nộp các tờ khai và tiến hành quyết toán thuế.
Sau khi thực hiện các hoạt động này doanh nghiệp mới xác định được doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Từ đó mới có thể tiến hành chia lợi nhuận cho các thành viên trong công ty.
Do vậy, việc chuẩn bị giấy tờ để hợp thức hóa với sổ sách kế toán sau khi nộp thuế và chia lợi nhuận mà công ty bạn nói đến ở trên là trái với quy định pháp luật.
2. Tranh chấp về vốn góp và phân chia lợi nhuận:
Tóm tắt câu hỏi:
Vào đầu năm 2015 tôi và một người anh đồng nghiệp chơi thân với nhau hợp ý và cùng chí hướng nên quyết định thành lập công ty về kiến trúc xây dựng. Và anh còn rủ thêm một thành viên là bạn anh nhà có điều kiện hùn vốn vào. Vốn chúng tôi đầu tư vào 200 triệu theo thỏa thuận: anh bạn anh hùn 100 triệu không làm lợi nhuận được chia 30%, anh 60 triệu lợi nhuận 38%, tôi 40 triệu lợi nhuận 32% và thỏa thuận miệng với nhau. Sau đó mới làm giấy sau, anh cũng định hướng là công ty TNHH và để anh làm giám đốc với vốn điều lệ 1.8 tỉ, anh đứng 1.1 tỉ (61.11%), tôi sau nhiều lần thỏa thuận anh mới cho tôi đứng 500triệu (27.78%), còn một người bạn ạnh khác nhưng tôi không biết ai 200 triệu (11.11%).. Lúc này tôi và anh vẫn đi làm cùng nhau ở công ty cũ. Anh nói anh nghỉ làm trước cộng tác với công ty khác để có thời gian đi giao dịch, anh là giám đốc là kiến trúc sư nên dễ đi quan hệ khách hàng bắt việc và ngoài thu nhập cộng tác và công ty cũng trích tiền để trả lương cho anh. Thời gian này em kinh tế yếu, anh cũng nói em thì cố đi làm đi qua tết ổn rồi về làm, anh trả lương cho để lo cho gia đình. Công ty có nhiều công trình thiết kế và có công trình thi công, tôi cũng tham gia ngoài giờ công việc, cùng anh đi kí hợp đồng, tối về làm việc. Rồi công ty cũng ổn ổn lên có thu nhập. Anh dành quyền quản lý hết tài chính, ký hợp đồng rồi lấy tiền về bỏ vào tài khoản cá nhân có công trình trị giá 2.2 tỉ. Tôi là Phó giám đốc nhưng không được đụng đến tiền bạc. Anh làm nhiều nên quyết định tất cả mọi thứ, anh chỉ cho tôi phụ kĩ thuật. Công trình công ty thi công từ tháng 9 âm lịch đến 20/12 âm lịch 2015 hoàn thành. Trước khi 3 tuần chuẩn bị công trình xong và gần tết anh gọi lên và nói cho tôi những lựa chọn anh tự đặt ra:
1. Em nghỉ ngay về làm và hạ mức cổ phần xuống còn 25% lương 3 triệu/tháng.
2. Lương 7-8 triệu tháng 1 cổ phần 15%.
3. Anh than là lỗ anh kêu lấy nửa vốn về không cổ phần.
Tôi là người làm dự toán và vẫn nắm chi phí công trình. Tôi biết công trình lời khoảng hơn 300 triệu. Tôi nói: vậy là không được thỏa thuận ban đầu là như thế kia tôi không đồng ý và muốn họp cổ đông với bạn anh, anh không đồng ý, anh nói anh giám đốc nên quyết định mọi thứ. Tôi không đồng ý chờ suy nghĩ và gặp sau. Lần sau cũng nói vậy còn tôi không đồng ý. Tôi nói khi công trình xong 2 tuần nữa an hem quyết toán hết công trình, rồi kiểm kê lại tài sản công ty, khấu hao đồ đạc giữ lại 200 triệu ban đầu. Còn lại chia theo tỉ lệ như thỏa thuận ban đầu. Anh nói anh giám đốc anh quyết định quyết toán vào tháng 12 dương lịch, lúc công trình chưa xong nên lỗ. Tôi không chịu, lúc này anh kêu chỉ được rút vốn 40 triệu ban đầu thôi. Công trình thi công anh không khai báo thuế đóng hợp đồng nhân công, khai báo tài chính lỗ để không đóng thuế.Tôi buồn vì niềm tin đặt không đúng chỗ. Theo luật sư tôi phải làm như thế nào để quyền lợi của tôi được đảm bảo?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày trên thực tế việc góp vốn bằng tiền mặt bao gồm 200 triệu theo thỏa thuận: anh bạn anh hùn 100 triệu không làm lợi nhuận được chia 30%, anh 60 triệu lợi nhuận 38%, tôi 40 triệu lợi nhuận 32% và thỏa thuận miệng với nhau. Về bản chất, việc chia lợi nhuận này không tương xứng với tỷ lệ vốn góp. Tỷ lệ vốn góp được chia:
Anh 100 triệu tương ứng với tỷ lệ là 50%
Bạn 60 triệu tương ứng với tỷ lệ là 30%
Anh bạn khác 40 triệu tương ứng với tỷ lệ là 20%
Đó là tỷ lệ trên thực tế, việc các bạn phân chia lợi nhuận phần trăm theo công sức đóng góp và lợi nhuận làm ra thì chỉ thỏa thuận bằng miệng, không có giấy tờ văn bản hay xác nhận nào nên về lý lẽ, pháp luật sẽ không thừa nhận sự thỏa thuận này.
Mặc dù, tỷ lệ vốn thật là 200 triệu, nhưng bên công ty bạn có định hướng là công ty TNHH với vốn điều lệ 1.8 tỉ, anh đứng 1.1 tỉ (61.11%), bạn đứng 500triệu (27.78%), còn một người bạn khác 200 triệu (11.11%). Việc này có ghi nhận trên giấy tờ, điều lệ và được quản lý bởi sở kế hoạch đầu tư nơi bạn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Những sự việc bạn trình bày bao gồm:
Thứ nhất, khi công ty cũng ổn ổn lên có thu nhập đều đặn, anh dành quyền quản lý hết tài chính, ký hợp đồng rồi lấy tiền về bỏ vào tài khoản cá nhân có công trình trị giá 2.2 tỉ.
Trong trường hợp này, nếu bạn chứng minh được là giám đốc đồng thời là đồng nghiệp cũ của bạn ký hợp đồng rồi lấy tiền về bỏ vào tài khoản cá nhân và có những chứng cứ đi kèm, bạn có thể gửi đơn tố cáo ra cơ quan công an về Tội tham ô, theo quy định tại
Điều 278. Tội tham ô tài sản
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hại triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Thứ hai, vấn đề thỏa thuận về tiền lương và tỷ lệ vốn góp: tiền lương là do hội đồng thành viên đưa ra dựa vào khả năng, trình độ, quỹ lương cũng như tuân thủ theo quy định của Bộ luật lao động, tỷ lệ vốn góp hiện nay, pháp luật chỉ công nhận những gì thể hiện bằng giấy tờ.
Thứ ba, anh kêu chỉ được rút vốn 40 triệu ban đầu, công trình thi công anh không khai báo thuế đóng hợp đồng nhân công, khai báo tài chính lỗ để không đóng thuế.
Xét về mặt bản chất, theo thực tế là bạn góp 40 triệu, nhưng trên giấy tờ hiện nay bạn đã góp 500 triệu, nếu đã có chứng nhận góp đủ vốn góp thì nếu rút vốn thì bạn sẽ nhận lại 500 triệu. Hơn nữa, bạn nói công ty bạn không khai báo thuế, không khai báo tài chính cụ thể. Sự việc này có thể sẽ bọ xử phạt hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trốn thuế.
Nếu trong trường hợp của bạn, vụ việc này cứ kéo dài mà không tự thỏa thuận được với nhau, các bên có thể khởi kiện ra tòa án để có thể được giải quyết theo trình tự tố tụng.
3. Phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro khi thua lỗ thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Thân chào luật sư! Cho em được hỏi vấn đề này: Em có chung với bạn của mình một quán cà phê với chi phí xây dựng quán là 250 triệu. Trong đó em góp 150 triệu còn bạn em góp 100 triệu, và bạn em không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào trong quá trình xây dựng quán cũng như việc quản lý. Chỉ đóng vai trò là chủ đầu tư của 100 triệu đó mà thôi. Vậy nhờ luật sư tư vấn giùm em xem em nên chia lợi nhuận khi lời và chia tiền lỗ khi quán hoạt động yếu như thế nào? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty phải có Điều lệ công ty. Điều lệ công ty là văn bản thỏa thuận giữa các thành viên về việc thành lập công ty và nguyên tắc trong quá trình hoạt động của công ty. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật doanh nghiệp 2014, Điều lệ công ty phải có nội dung cơ bản sau: “l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh”. Do đó, ngay từ thời điểm thành lập công ty, nguyên tắc phân chia lợi nhuận đã được ghi nhận trong Điều lệ, các thành viên sẽ được chia lợi nhuận theo nguyên tắc trong Điều lệ. Trường hợp cách chia lợi nhuận trong Điều lệ công ty không còn phù hợp thì công ty bạn có thể sửa đổi, bổ sung Điều lệ và các thành viên thỏa thuận lại với nhau về cách chia lợi nhuận.
Để có cách chia lợi nhuận hợp lý, đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi thành viên công ty, bạn có thể tham khảo các quy định của Luật doanh nghiệp 2014 về nguyên tắc chia lợi nhuận trong công ty.
Dù là loại hình doanh nghiệp gì, lợi nhuận công ty đều chia theo tỷ lệ vốn góp khi đăng ký thành lập công ty. Các thành viên có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc tài sản trị giá được bằng tiền. Sức lao động cũng được coi là tài sản trị giá được thành tiền. Vì vậy, bạn cùng thành viên còn lại của công ty có thể xem xét, định giá công sức đóng góp cho công ty để có cách chia lợi nhuận hợp lý nhất.
4. Chia lợi nhuận của thành viên góp vốn trong công ty TNHH:
Tóm tắt câu hỏi:
Giữa năm 2010, tôi được 3 người bạn rủ góp vốn vào công ty TNHH chuyên phân phối sản phẩm máy xúc của họ. Tôi quyết định góp vốn vào công ty 150 triệu đồng, nhưng do 50 triệu còn nằm trong 1 sổ tiết kiệm chưa đến hạn nên tôi góp trước 100 triệu đồng. Các bạn của tôi đồng ý và thống nhất rằng, tôi có thể nợ công ty số tiền còn lại( không phải trả lãi) và có thể nộp cho công ty khi nào công ty cần tiền. Tuy nhiên, lợi nhuận của tôi vẫn được hưởng trên số tiền 150 triệu đồng. Vì tôi không có thời gian nên mọi việc do các bạn tôi quán xuyến. Kết quả kinh doanh được năm 2010 tôi được chia lợi nhuận trên vốn góp 150 triệu đồng. thế nhưng năm 2011, tôi chỉ dược chia trên vốn góp 100 triệu đồng. Vì chỗ bạn bè nên tôi cũng không thắc mắc, nhưng tôi thật sự muốn biết việc chia lợi nhuận như vậy có đảm bảo quyền lợi của tôi không? theo quy định của pháp luật, tôi sẽ đucợ chia như thế nào cho đúng?
Luật sư tư vấn:
Qua thông tin bạn cung cấp, thì bạn cùng 03 người bạn cùng nhau góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên vào năm 2010. Trong đó, số vốn bạn cam kết góp là 150 triệu đồng nhưng thực tế mới góp được 50 triệu đồng. Vấn đề này được quy định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau:
“Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.
5. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Vốn điều lệ của công ty;
c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
Luật sư
d) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;
đ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.”
Theo đó, bạn có nghĩa vụ phải góp đủ số vốn đã cam kết góp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này, thành viên công ty sẽ có quyền lợi tương ứng với phần vốn thực tế góp. Như vậy, trong trường hợp của bạn việc công ty chia lợi nhuận trên phần vốn góp thực tế- 100 triệu đồng là không trái với quy định của pháp luật.
Đối với việc ba người bạn thỏa thuận đồng ý cho bạn nợ 50 triệu và chỉ cần đóng góp khi công ty có nhu cầu. Đây là thỏa thuận mang tính chất cá nhân giữa bạn và các bạn của bạn nên khó có căn cứ chứng minh. Đồng thời, cũng cần thấy rằng vì bạn góp thiếu phần vốn cam kết góp nên công ty buộc phải thực hiện các thủ tục thay đổi số vốn điều lệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên phần vốn góp của bạn trên các loại giấy tờ pháp lý chỉ là 100 triệu đồng mà thôi.