Các yếu tố cấu thành tội giết người theo Bộ luật hình sự. Mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể, khách thể của tội giết người là gì?
Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết hoặc chấm dứt sự sống. Hành vi này được thể hiện bằng hành động hoặc có thể giới hạn dưới dạng không hành động. Những hành vi không có khả năng tước đoạt tính mạng của người khác, thì không thể là hành vi khách quan của tội giết người.
1.Cơ sở pháp lý.
Tội giết người được quy định tại Điều 123
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.
2.Các yếu tố cấu thành tội phạm.
a) Chủ thể.
Chủ thể của tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự: người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Luật sư
b) Khách thể.
Khách thể của tội giết người là quyền đươc tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người.
c)Mặt khách quan.
*Có hành vi tước đoạt mạng sống của người khác: được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt sự sống.
Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
+Hành vi làm chết người được thực hiện bằng các hình thức sau:
-Hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã cố tình thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép nhằm tước đoạt mạng sống người khác.
-Không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp bằng cách lợi dụng nghề nghiệp.
*Hậu quả.
Các hành vi nhằm tước đoạt tính mạng người khác thông thường gây hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Tuy nhiên, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
d) Mặt chủ quan.
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp:
+Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội thấy trước được hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xả ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội.
+Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiển đến tính mạng người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Mục lục bài viết
1. Có phải tội giết người hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chị M và anh B có xích mích dẫn đến cãi nhau, lúc này chị M đang mang thai. Do bị chị M khích bác nặng nề nên trong lúc nóng giận anh B đã đẩy chị M ngã. Nhưng không may chị M ngã đập đầu vào thành ghế và chết. Vậy anh B có phạm tội giết người không? Mức hình phạt đối với anh B như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Tội giết người quy định tại Điều 123
2. Phân loại tội phạm đối với tội giết người theo Điều 9 Bộ luật hình sự
Phân loại tội phạm không chỉ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quy định các nguyên tắc xử lí, quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hiệu thi hành bản án và các loại quy định khác về điều kiện áp dụng một số loại hình phạt hoặc biện pháp tư pháp mà còn là cơ sở để cụ thể hóa trách nhiệm hình sự, quy định khung hình phạt và đảm bảo nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt đúng người đúng tội.
Theo Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:
“1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này”.
Như vậy, trên cơ sở phân loại tội phạm được quy định tại Điều 9 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, để xác định loại tội phạm đối với bất cứ một loại tội nào ta cũng cần căn cứ vào hai yếu tố: mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi phạm tội (căn cứ về tính nguy hiểm cho xã hội) và lượng hình được áp dụng với từng tội phạm cụ thể (khung hình phạt cao nhất với tội ấy).
Xét Điều 123 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội giết người như sau:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm”.
Theo đó, có thể kết luận:
– Tội giết người được quy định tại khoản 1 Điều 123 có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, vì vậy nó thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Tội giết người được quy định tại khoản 2 điều 123 trọng.
– Khoản 3 điều 123 là quy định về hình phạt bổ sung.
2. Hành vi cấu thành tội giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có hai người bạn là Cường và Dũng (23 tuổi) cùng có quan hệ yêu đương với một cô gái. Để dằn mặt “tình địch” Cường đã chuẩn bị dao găm và một đoạn côn gỗ để khi cần thiết sẽ sử dụng. Hôm đó Cường hẹn Dũng lên bờ đê để “nói chuyện”. Không thuyết phục được Dũng từ bỏ quan hệ với cô gái kia nên Cường đã dùng dao đâm bừa nhiều nhát vào người Dũng rồi bỏ chạy. Nhát dao đâm đã trúng vào các vị trí hiểm yếu trên cơ thể của Dũng nên Dũng đã tử vong tại bệnh viện. Hành vi của Cường như vậy có phạm tội giết người không?
Luật sư tư vấn:
Để xét xem hành vi phạm tội gì, ta xét hành vi đó có thỏa mãn các yếu tố của cấu thành tội phạm hay không? Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau :
“Điều 123. Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Thứ nhất, về chủ thể, tội giết người chỉ yêu cầu chủ thể thường, tức là chỉ yêu cầu người phạm tội đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không mắc các bệnh khiến không làm chủ và điều khiển được hành vi. Cường 23 tuổi, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời bạn không nhắc đến việc Cường có mắc bệnh về làm chủ và điều khiển hành vi nên mặc định không mắc. Vậy yếu tố chủ thể trong hành vi này thỏa mãn tội giết người.
Thứ hai, về khách thể, tội giết người có khách thể là quyền được sống của con người. Hành vi của Cường đã cướp đi mạng sống của Dũng, tức là đã xâm phạm quyền được sống của Dũng, vậy yếu tố khách thể cũng đã thỏa mãn tội giết người
Thứ ba, về mặt khách quan, tội giết người yêu cầu hành vi giết nguời, không yêu cầu hậu quả chết người xảy ra. Hành vi ở đây của A là hành vi “đâm bừa”, là hành vi có thể gây chết người và hậu quả chết người đã xảy ra. Tuy tội giết người không yêu cầu hậu quả chết người, nhưng hậu quả chết người cũng là một yếu tố để phân biệt tội này với tội cố ý gây thương tích. Trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người. Vậy hành vi của A cũng đã thỏa mãn yếu tố mặt khách quan của tội giết người.
Cuối cùng, về mặt chủ quan, là lỗi, động cơ, mục đích. Tội giết người yêu cầu lỗi cố ý, và động cơ và mục đích không phải yếu tố bắt buộc. Lỗi của Cường ở đây là lỗi cố ý gián tiếp, tức là biết hành vi của mình có thể gây chết người, nhưng vẫn để mặc cho hậu quả đó xảy ra, thể hiện ở việc đâm bừa gây chết người.
Như vậy, hành vi của Cường đã thỏa mãn cả 4 yếu tố của tội giết người, qua đó có thể xác định tội danh của Cường là tội giết người.
3. Xác định lỗi đối với hành vi giết người
Tóm tắt câu hỏi:
Thắng (22 tuổi, trú huyện Khoái Châu, Hưng Yên) là tài xế xe tải, có xích mích với phụ lái Toàn (37 tuổi, cùng quê). Ngày 26/10/2018, khi xe đến địa phận Thanh Hóa thì Thắng và Toàn cãi nhau gay gắt. Thắng đuổi Toán xuống xe, Toàn đuổi theo và bám vào cửa xe (phía bên Thắng đang cầm lái). Thắng xô mạnh cửa xe làm Toán ngã xuống đường, Toán bị xe cán qua người. Chạy thêm chừng 300 m, Thắng bỏ xe chạy trốn. Toán bị dập nát hai chân và chết. Tội phạm mà Thắng đã thực hiện được quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự. =>xác định lỗi của Thắng trong trường hợp này?tại sao? em mong nhận được sự tư vấn. em xin cảm ơn.?
Luật sư tư vấn:
– Theo Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định cố ý phạm tội như sau:
“Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”
Theo quy định trên thì cần phân biệt hại trường hợp là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Cố ý gián tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức rõ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Dấu hiệu của lỗi cố ý trực tiếp:
+ Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ, đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi cũng như thấy trước hậu quả xảy ra nếu thực hiện hành vi đó. Đối với các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc., do vậy hậu quả tất nhiên xảy ra. Còn đối với tội phạm cấu thành hình thức thì vấn đề hậu quả xảy ra không được đặt ra. Việc nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả của hành vi đó là hai nội dung liên quan chặt chẽ với nhau.
+ Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Hậu quả hoàn toàn phù hợp với mục đích và sự mong muốn ban đầu của người phạm tội. Ở các tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất thì việc kiểm tra ý chí của người phạm tội đối với hậu quả đã thấy trước là cần thiết để xác định người đó phạm lỗi có ý trực tiếp. Còn ở các tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức thì hậu quả nguy hiểm cho xã hội không là dấu hiệu bắt buộc nên việc xác định ý chí đối với hậu quả là không cần thiết. Do vậy, muốn xác định người đó phạm lỗi cố ý trực tiếp chỉ cần xác định người đó đã nhận thức được tính nguy hiểm của xã hội của hành vi mà vẫn thực hiện hành vi đó.
Dấu hiệu của lỗi cố ý gián tiếp:
+ Về lý trí: Người phạm tội ý thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước hậu quả có thể xảy ra. Việc xảy ra hậu quả không có ý nghĩa gì. Hậu quả xảy ra hay không người phạm tội vẫn chấp nhận.
+ Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả đã được thấy trước, do hành vi mình gây ra có thể xảy ra. Khi thực hiện hành vi, người phạm tội nhằm vào một mục đích khác và chấp nhận cả những hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi gây ra có thể xảy ra để đạt mục đích mà mình đã đặt ra. Cụ thể là người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm là nhằm mục đích khác. Chính để đạt mục đích này mà người phạm tội đã chấp nhận hậu quả nguy hiểm cho xã hội để hành vi của mình có thể xảy ra.
– Theo Điều 11 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, quy định vô ý phạm tội như sau:
“Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;
2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.
Theo quy định trên thì cần phân biệt hại trường hợp vô ý phạm tội: vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Vô ý do cẩu thả là trường hợp người phạm tội do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Vô ý do quá tự tin là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Dấu hiệu lỗi vô ý phạm tội do cẩu thả:
+ Về lý trí: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Những trường hợp người phạm tội đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình có thể ở các khả năng: Thứ nhất, Người phạm tội không nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình và như vậy cũng không nhận thức được khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình. Thứ hai, người phạm tội tuy nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình nhưng lại hoàn toàn không nhận thức được khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình.
+ Về ý chí: Người phạm tội có nghĩa vụ phải thấy và có đủ điều kiện để thấy trước được hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình. Người phạm tội đã không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình chỉ vì cẩu thả, thiếu sự thận trọng cần thiết.
Dấu hiệu lỗi vô ý phạm tội vì quá tự tin:
+ Về lý trí: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra. Người phạm tội thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xả ra. Như vậy, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội ở đây chỉ mang tính chất cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy ra hay không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu quả đó xảy ra.
Ở trường hợp này, khả năng hậu quả có thể xảy ra và khả năng hậu quả không thể xảy ra đều là khả năng thực tế nhưng người phạm tội đã tin vào khả năng hậu quả không thể xảy ra khi xử sự. Chính vì vậy, người phạm tội đã không nhận thức một cách đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi.
+ Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội. Sự không mong hậu quả của người phạm tội gắn liền với người đó đã loại trừ khả năng hậu quả xảy ra. Điều này được dựa vào những căn cứ tin tưởng, sự hiểu biết, kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ, kỹ thuật của mình hoặc tìn vào những tình tiết khách quan khác bên ngoài.
Theo phân tích trên khẳng định lỗi của Thắng không thể là lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý vì quá tự tin bởi:
Thứ nhất: với tư cách là một lái xe thì Thắng biết và buộc phải biết hành vi mình thực hiện có thể gây nguy hiểm cho Toán và người khác. Việc có người đu, bám ở cửa xe khi xe đang di chuyển đã là rất nguy hiểm, Thắng còn xô cửa để Toán rơi xuống thì chắc chắn bản thân Thắng phải biết việc đó chắc chắn sẽ làm Toán bị thương, có thể gây ra tai nạn với phương tiện khác. Vậy nên, không thể cho rằng Thắng không nhận thức được sự nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra.
Thứ hai: trong hoàn cảnh đó, với kinh nghiệm lái xe của mình, Thắng chắc chắn thấy được khả năng Toán có thể bị thương nặng, thậm chí chết là rất cao. Xét thời điểm xảy ra vụ việc, hai bên có cãi cọ, Thắng muốn đuổi Toán ra khỏi xe nên nhiều khả năng là Thắng đã cho xe chạy nhanh để Toán không thể bám cửa và đu theo xe, đồng thời Thắng cũng không thể tập trung lái xe, quan sát đường để thấy các phương tiện khác để chọn điểm phù hợp để xô ngã Toán xuống đường một cách ít nguy hiểm nhất. Thêm vào đó, thời điểm xô ngã Toán cũng là thời điểm Thắng mất tập trung nhất, việc lái xe bị ảnh hưởng, bản thân Thắng không thể đảm bảo rằng Toán rơi xuống sẽ không bị xe do mình điều khiển cũng như các phương tiện khác trên đường cán qua. Và đồng thời Thắng không thể không biết việc bị xe đụng phải hay cán qua trên đường ở tốc độ cao và trong tình huống bất ngờ như vậy là nguy hiểm đến tính mạng của Toán. Vậy nên, nếu cho rằng Thắng nghĩ hậu quả không xảy ra là không có căn cứ xác đáng.
Từ những phân tích trên khẳng định lỗi của Thắng là lỗi cố ý bởi anh ta nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả có thể xảy ra, tuy nhiên không có khả năng là lỗi cố ý trực tiếp bởi với những thông tin đưa ra thì mâu thuẫn giữa hai người chưa đủ lớn và sâu sắc để Thắng muốn cướp đi mạng sống của Toản. Hai người có cãi nhau gay gắt nhưng Thắng không muốn tiếp tục mâu thuẫn nên đã đuổi Toán xuống xe, việc Toán cố bám cửa xe càng làm cho Thắng muốn Toán ra khỏi xe của mình. Tại thời điểm xô ngã Toán xuống đường, có thể Thắng có suy nghĩ muốn để Toán chết nhưng mục đích của hành vi đó chỉ là không muốn để Toán trên xe vì nóng giận nhất thời. Thắng không muốn Toán chết, điều đó có thể thấy khá rõ trong tình huống này.
Với những phân tích trên thì lỗi Thắng mắc phải chính là lỗi cố ý gián tiếp hành vi giết người: Thắng nhận thức được sự nguy hiểm của hành vi cũng như hậu quả nó có thể gây ra nhưng có ý để mặc hậu quả xảy ra nhưng Thắng không hề mong muốn việc Toán chết. Khi xô ngã Toán xuống đường, Thắng biết Toán có thể bị thương, thậm chí là thương nặng nhưng vì nóng giận, anh ta vẫn thực hiện hành vi của mình và sẵn sàng gánh chịu hậu quả. Và thực tế thì Toán bị ngã xuống đường bị xe cán qua người. Toán bị dập nát hai chân và chết.
4. Bị thần kinh khi giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư cho tôi hỏi ,em tôi trong trường hợp bị thần kinh lỡ tay giết vợ. Hiện nay công an tỉnh đã đưa em tôi đi Viện Pháp Y tâm thần để điều trị bắt buộc, vậy em trai tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không? Vậy em tôi có phải chịu mức án tù là bao nhiêu năm? Hiện nay gia đình tôi biết em tôi đi điều trị bắt buộc, về điều kiện thăm nuôi trong thời gian naỳ thì bên công an có cho gia đình tôi thăm nuôi em trai tôi không? Xin luật sư tư vấn dùm tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định như sau:
“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Căn cứ vào quy định này thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Tại Điều 9 Nghị định 64/2011/NĐ-CP thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh quy định về chế độ quản lý, điều trị đối với người bị bắt buộc chữa bệnh tâm thần như sau:
– Kể từ thời điểm người bị bắt buộc chữa bệnh, cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần có trách nhiệm quản lý và điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh. Việc quản lý và điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh được thực hiện như đối với những người bị bệnh tâm thần khác và không được phân biệt đối xử.
– Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc xét duyệt, tuyển chọn, đào tạo cán bộ, nhân viên bảo vệ cho các cơ sở bắt buộc chữa bệnh tâm thần.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổ ng đài:1900.6568
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nếu như em của bạn giết người trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Về vấn đề thăm nom em bạn sẽ bị thuộc vào việc cơ quan Công an và cơ sở điều trị bệnh có cho phép hay không.