Phan Rang - Tháp Chàm là thành phố thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh, nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Các bạn đọc hãy cùng có thời gian theo dõi bài viết sau Các xã phường thuộc Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận).
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận):
- 2 2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận)?
- 3 3. Giới thiệu chung về thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận):
- 4 4. Điều kiện tự nhiên của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm:
- 5 5. Mạng lưới giao thông của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận):
1. Bản đồ hành chính thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận):
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1198/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024). Theo đó:
-
Sáp nhập phường Mỹ Hương và phường Tấn Tài vào phường Kinh Dinh.
-
Sáp nhập phường Thanh Sơn vào phường Phủ Hà.
-
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 12 phường và 1 xã như hiện nay.
Các đơn vị hành chính hiện này không còn tồn tại:
-
Phường Mỹ Hương
-
Phường Tấn Tài
-
Phường Thanh Sơn
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận)?
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 xã và 12 phường.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Phường Bảo An |
2 | Phường Đài Sơn |
3 | Phường Đạo Long |
4 | Phường Đô Vinh |
5 | Phường Đông Hải |
6 | Phường Kinh Dinh |
7 | Phường Mỹ Bình |
8 | Phường Mỹ Đông |
9 | Phường Mỹ Hải |
10 | Phường Phú Hà |
11 | Phường Phước Mỹ |
12 | Phường Văn Hải |
13 | Xã Thành Hải |
3. Giới thiệu chung về thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận):
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Thuận, cách thủ đô Hà Nội 1.380km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 330km về phía Đông Bắc, cách thành phố Nha Trang 95km về phía Nam, cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía Tây, hình thành tam giác phát triển Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang.
Thành phố là đô thị đồng bằng ven biển nam trung bộ, có tọa độ địa lý từ 1193132” đến 11940’08” Vĩ độ Bắc, từ 10805450” đến 108003726” Kinh độ Đông.
Vị trí địa lý:
-
Phía Đông thành phố Phan Rang – Tháp Chàm giáp biển Đông
-
Phía Tây thành phố Phan Rang – Tháp Chàm giáp huyện Ninh Sơn
-
Phía Nam thành phố Phan Rang – Tháp Chàm giáp huyện Ninh Phước
-
Về phía Bắc, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm giáp với huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải
Phan Rang – Tháp Chàm có vị trí là đầu mối tại khu vực ngã ba giữa trục giao thông quốc lộ 1A với quốc lộ 27 đi Đà Lạt, đồng thời có tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam đi qua ga Tháp Chàm, rất thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường bộ và đường sắt.
Diện tích, dân số:
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có tổng diện tích 79,19 km². Dân số năm 2019 đạt 167.394 người, trong đó thành thị 157.942 người (94%) và nông thôn 9.452 người (6%). Mật độ dân số là 2.114 người/km².
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh Ninh Thuận, đồng thời là đô thị hạt nhân kết nối các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội.
4. Điều kiện tự nhiên của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm:
Đặc điểm địa hình – Khí hậu:
Địa hình và đất đai tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3m – 5m so với mặt nước biển, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng gió nhiều và khô nóng, nhiệt độ cao quanh năm, trung bình 27°C – 32⁰C, số giờ nắng 2.500 – 3.000 giờ, lượng mưa trung bình 900 – 1100mm/năm, chế độ gió theo 2 hướng: Đông Bắc và Tây Nam, tốc độ trung bình 2,7m/s.
Thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau.
Với khí hậu đặc trưng khô nắng quanh năm, Phan Rang – Tháp Chàm có điều kiện tốt để phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng kết hợp các loại hình giải trí trên biển, trên không; thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp với các đặc sản của địa phương như nho, hành, tỏi,… phát triển chăn nuôi gia súc như bò, dê, cừu,…
Tài nguyên – Thiên nhiên:
* Tài nguyên biển:
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có bờ biển dài 8km, bờ biển có độ dốc thấp, mực nước nông, bãi cát rộng, nước biển trong xanh. Bãi biển Bình Sơn – Ninh Chữ được đánh giá là một trong những bãi tắm đẹp của cả nước và rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển.
Bờ biển và cảnh quan thiên nhiên của thành phố có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch, trên suốt chiều dài bờ biển có thể xây dựng nhiều khu du lịch. Từ các khu du lịch ven biển, có thể phát triển nhiều tuyến du lịch đi trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là tuyến đi Nha Trang, Đà Lạt, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cửa biển Đông Hải của Thành phố gắn liền với ngư trường biển tỉnh Ninh Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước. Cảng cá Đông Hải sẽ nâng cấp thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh, cung ứng các dịch vụ hậu cần cho khai thác, thu mua, chế biến và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến hải sản.
Hiện nay, tỉnh đang đầu tư tuyến đường ven biển nối liền từ điểm đầu phía Bắc đến phía Nam tỉnh (đi qua khu vực có 2 nhà máy điện hạt nhân), đoạn qua Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có dự án cầu An Đông, dự án này sẽ là lợi thế rất lớn thu hút các nhà đầu tư phát triển kinh tế biển trên địa bàn thành phố.
* Tài nguyên nước:
Nguồn nước cung cấp cho thành phố chủ yếu là nước mặt, nước ngầm. Nước mặt từ nguồn nước Sông Dinh (chiều dài chạy qua 16 km), có đập Nha Trinh, Lâm Cấm và hệ thống xả nước của nhà máy thủy điện Đa Nhim có lưu lượng trung bình 47 m³/s.
Hệ thống cấp nước của nhà máy nước Phan Rang và Tháp Chàm đã được đầu tư nâng cấp hiện đại với công suất 52.000m³/ngày đêm, đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đang được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh.
* Tài nguyên đất đai:
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có diện tích tự nhiên 7.938ha, trong đó đất nông nghiệp 2.644ha, đất phi nông nghiệp 5.233 ha, trong đó đất để phát triển mở rộng các khu dân cư đô thị trên 1.500 ha, với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 3-5m so với mặt nước biển. Đặc điểm đất đai và địa hình cơ bản thuận lợi cho phát triển sản xuất, đặc biệt là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và mở rộng không gian đô thị.
Trong thời gian tới, thành phố dự kiến phát triển các khu đô thị mới như: khu dân cư Tây – Tây Bắc, khu dân cư Đông bắc (K1, K2), khu dân cư bắc Trần Phú, Khu Đô thị sinh thái (Đông Văn Sơn),…từ các nguồn vốn như: vốn ngân sách, vốn kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Một số tài nguyên khác như cát, sỏi xây dựng được khai thác từ lòng sông Dinh, với trữ lượng 1 triệu m/năm; cung ứng đủ vật liệu cho các công trình xây dựng và các nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông (trụ điện, gạch lát, cống, dầm cầu,…).
5. Mạng lưới giao thông của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận):
Đường bộ:
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam – Tây Nguyên, có hai tuyến quốc lộ chạy ngang đang được đầu tư nâng cấp mở rộng là Quốc lộ 1A (Bắc – Nam), Quốc lộ 27 đi Thành phố Đà Lạt và các tỉnh Tây nguyên đảm bảo điều kiện đi lại và lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong cả nước. Hệ thống đường giao thông trong đô thị ngày càng được nâng cấp khang trang hơn, nối liền các huyện trong tỉnh, các phường trong thành phố và nhu cầu đi lại thuận tiện cho nhân dân.
Hiện nay đang đầu tư nâng cấp một số tuyến đường trọng điểm như: Đường trục ven biển (nối từ Huyện Thuận Bắc – Ninh Hải – Phan Rang Tháp Chàm – Ninh Phước – Thuận Nam), đường 21 tháng 8; đầu tư, nâng cấp và phát triển các trục đường giao thông về hướng biển như: đường Hải Thượng Lãn Ông, đường Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Thị Minh.Khai; đầu tư đường đôi phía Bắc vào thành phố,…là cơ sở để quy hoạch, mở rộng đô thị về phía Đông – Đông Bắc và phía Tây thành phố.
Đường sắt:
Có tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; có ga Tháp Chàm cách trung tâm Thành phố 05 km về hướng Tây là một trong những ga quan trọng trong hệ thống ga của ngành đường sắt Việt Nam, là trạm dừng của tất cả các chuyến tàu qua thành phố; định hướng phục hồi tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt trước đây nhằm phục vụ cho lưu thông hàng hóa và phát triển du lịch.
Đường Hàng không, đường biển:
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cách cảng hàng không Quốc tế và cảng biển Cam Ranh khoảng 60km về hướng Bắc. Hiện nay, Chính phủ đã có chủ trương đầu tư tuyến đường bộ cao tốc từ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đi sân bay Cam Ranh.
Với hệ thống giao thông thuận lợi như hiện nay, các nhà đầu tư, du khách trong và ngoài nước có thể đến thành phố Phan Rang – Tháp Chàm bằng đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Nhà đầu tư có thể lựa chọn nhiều hình thức để vận chuyển hàng hóa đi trong và ngoài nước. Đặc biệt từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong nước có thể đến thành phố và về trong ngày.
THAM KHẢO THÊM: