Khi một doanh nghiệp hoặc công ty mới thành lập, cần phải thực hiện rất nhiều thủ tục ban đầu, khi đó vai trò của các kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết. Vậy các công việc kế toán cần phải thực hiện khi công ty mới thành lập bao gồm những công việc gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu:
- 2 2. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng:
- 3 3. Mua chữ ký số và treo bảng hiệu công ty:
- 4 4. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ và vốn:
- 5 5. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và thành lập công đoàn:
- 6 6. Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp khấu hao tài sản cố định:
1. Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu:
Hồ sơ khai thuế ban đầu được xem là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp mới thành lập. Cụ thể, thành phần hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản sau đây:
– Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng đối với các doanh nghiệp;
–
– Quyết định bổ nhiệm đối với kế toán trưởng;
– Phương pháp trích khấu hao đối với tài sản cố định;
– Tờ khai lệ phí môn bài, có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua mạng tại cơ quan có thẩm quyền;
– Phiếu đăng ký trao đổi thông tin thông qua phương thức điện tử.
Nhìn chung, tờ khai lệ phí môn bài là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất, vì vậy cho nên các doanh nghiệp và công ty mới thành lập cần phải ưu tiên thực hiện, các hồ sơ còn lại sẽ tùy thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chi cục thuế, từ đó các doanh nghiệp và các công ty có thể thực hiện sau. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế. Cụ thể bao gồm:
– Tổ chức thành lập mới, tức là các doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới;
– Các đối tượng được xác định là hộ gia đình hoặc cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế;
– Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, thành lập văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì các chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh mới thành lập đó cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài trong thời gian các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài.
Tuy nhiên, kế toán trong các công ty mới thành lập cũng cần phải lưu ý, thời gian cuối cùng để nộp tờ khai và tiền lệ phí môn bài sẽ được xác định là trước ngày 30 tháng 01 của năm sau năm thành lập.
2. Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng:
Một trong những nhiệm vụ kế toán cần phải thực hiện khi công ty mới thành lập đó là mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng. Đối với các công ty mới thành lập trên thực tế, cần phải thực hiện thủ tục mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng tại các ngân hàng nơi công ty đó đặt trụ sở. Trong quá trình mở tài khoản ngân hàng, công ty cần phải tiến hành thủ tục nộp thuế điện tử thông qua các ngân hàng giao dịch. Đồng thời, đối với các khoản chi từ 20.000.000 đồng trở lên của các công ty khi thanh toán từ tài khoản ngân hàng sẽ được thực hiện thủ tục khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng cung cấp dịch vụ mở tài khoản ngân hàng cho các doanh nghiệp và công ty để đảm bảo tính thuận lợi. Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể mở một hoặc nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.
3. Mua chữ ký số và treo bảng hiệu công ty:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, có quy định cụ thể về việc, chữ ký số được xem là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu có sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Nhìn chung thì có thể nói, chữ ký số là một trong những công cụ quan trọng giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau như giao kết hợp đồng điện tử, thực hiện các giao dịch thông qua hình thức online trực tuyến, giao dịch với ngân hàng, nộp thuế điện tử, mua bảo hiểm xã hội trực tuyến một cách thuận lợi và dễ dàng mà không cần phải đi in ấn, hoặc đi lại … tiết kiệm thời gian và công sức. Một doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều chữ ký số khác nhau, tuy nhiên một chữ ký số sẽ chỉ được phép sử dụng cho đúng một doanh nghiệp nhất định.
Bên cạnh đó, kế toán cũng cần phải lưu ý về vấn đề treo bảng hiệu công ty. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động treo bảng hiệu công ty là một trong những hoạt động bắt buộc cần phải thực hiện. Bảng hiệu của công ty cần phải được treo tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên cần phải lưu ý, trong quá trình treo bảng hiệu của công ty, không được phép che chắn các không gian thoát hiểm, cứu hỏa, không được phép lấn vỉa hè, lòng lề đường, ảnh hưởng tới quá trình giao thông công cộng. Nếu không tuân thủ thì doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí nặng nhất là có thẻ bị khóa mã số thuế kinh doanh.
4. Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ và vốn:
Đối với các công ty mới thành lập, kế toán cần phải lưu ý các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ và vốn. Trong trường hợp kế toán nhận thấy thiếu các thông tin, giấy tờ, cần phải ngay lập tức hoàn thiện trong thời gian sớm nhất, đặc biệt là những giấy tờ như chứng chỉ hành nghề, giấy phép kinh doanh.
Trong trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện về vốn điều lệ đối với loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, kế toán cần phải hoàn thành cam kết góp vốn trong khoảng thời gian 90 ngày sau khi có giấy phép kinh doanh.
Nếu không thực hiện đúng quy định nêu trên thì hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia bảo hiểm cho người lao động và thành lập công đoàn:
Trong trường hợp công ty mới thành lập và có sự tham gia của nhiều người lao động, các doanh nghiệp cần phải tiến hành nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Theo quy định của pháp luật hiện nay, trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động, các doanh nghiệp và công ty mới thành lập cần phải nộp hồ sơ tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động đó. Thành lập công đoàn cũng là một trong những công việc quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện trên thực tế, theo đó để có thể thành lập công đoàn cơ sở, các doanh nghiệp mới thành lập cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Thời gian thành lập công đoàn được xác định là chậm nhất 06 tháng được tính kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động chính thức. Công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi công ty bảo mỗi doanh nghiệp, công đoàn được xem là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời công đoàn thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cả hai bên.
6. Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp khấu hao tài sản cố định:
doanh nghiệp và công ty mới thành lập cần phải tiến hành thủ tục lựa chọn chế độ kế toán sao cho phù hợp với quy mô của mình. Cụ thể, chế độ kế toán sẽ được phân chia thành các loại hình như sau:
– Chế độ kế toán được thực hiện theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn;
– Chế độ kế toán được thực hiện theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Chế độ kế toán được thực hiện theo quy định tại Thông tư 132/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ, được áp dụng đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ.
Nhìn chung thì có thể nói, bên cạnh quá trình lựa chọn chế độ kế toán theo như phân tích nêu trên, các doanh nghiệp cần phải tiếp tục lựa chọn phương pháp khấu hao đối với tài sản cố định. Phương pháp khấu hao tài sản cố định đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho các doanh nghiệp và công ty bảo toàn vốn cố định, thu hồi được phân bốn khi tài sản hết thời gian sử dụng và xác định được hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay có nhiều phương pháp khấu hao tài sản cố định khác nhau. Cụ thể bao gồm:
– Phương pháp tuyến tính;
– Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo khối lượng của tài sản;
– Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số dư giảm dần.
Như vậy có thể nói, bài viết nêu trên đã cung cấp đến cho bạn đọc đầy đủ các thông tin liên quan đến câu hỏi: Các việc kế toán cần phải làm khi công ty mới thành lập. Mong rằng những kiến thức trên đây của Luật Dương Gia sẽ mang lại nhiều tiện ích cho bạn đọc, nếu muốn tìm hiểu thêm bất cứ thông tin nào khác, hãy liên hệ cho chúng tôi để có thể được cập nhật một cách nhanh chóng nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán;
–
– Thông tư 40/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và
– Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
THAM KHẢO THÊM: