Theo quy định hiện nay thì đối với trường hợp nào bị cáo có thể được trả tự do tại phiên Tòa? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp trả tự do cho bị cáo tại phiên tòa xét xử:
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định đối với trường hợp sau đây, thì Hội đồng xét xử sẽ phải tuyên bố để trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
– Bị cáo được xác định là không có tội;
– Bị cáo được xem xét miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn về hình phạt;
– Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt mà không phải là hình phạt tù;
– Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo theo quy định;
– Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian mà bị cáo đã bị tạm giam.
Như vậy, đối với các trường hợp nêu trên, bị cáo được trả tự do tại phiên tòa.
2. Quy định về trả tự do cho bị cáo:
Bị cáo đang bị tạm giam chỉ bị tiếp tục tạm giam nếu trường hợp vẫn có căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn đó. Nếu khi đã không còn căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền phải trả tự do. Trên thực tê thì thực chất lúc này đối với quy định về trách nhiệm cùa Hội đồng xét xử sẽ phải có quyết định đối với việc hủy bỏ biện pháp tạm giam khi không còn căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Hội đồng xét xử phải ra quyết định trả tự do cho bị cáo đã bị tạm giam ngay tại phiên tòa trong các trường hợp sau đây: Bị cáo được xác định là không có tội; Bị cáo được xem xét miễn trách nhiệm hình sự hoặc được miễn về hình phạt; Bị cáo bị xử phạt bằng hình phạt mà không phải là hình phạt tù; Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo theo quy định; Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian mà bị cáo đã bị tạm giam.
Quyết định của hội đồng xét xử về việc trả tự do của bị cáo sẽ có hiệu lực thi hành ngay. Để thực hiện thủ tục cần thiết cho việc xuất trại thì trại tạm giam sẽ không được áp dụng bất kỳ một biện pháp nào hạn chế tự do đối với họ.
Thủ tục để trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam như sau:
– Về tạm giữ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đối với trường hợp tạm giữ thì có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị cơ quan có thẩm quyền bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Trong thời hạn 12 giờ, nếu cơ quan có thẩm quyền xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Trong trường hợp việc tạm giữ được do Viện kiểm sát phê chuẩn thì quyết định trả tự do do Viện kiểm sát quyết định.
– Về tạm giam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nếu trong thời hạn tạm giam, trường hợp nếu xét thấy đã không cần thiết phải tiếp tục tạm giam hoặc gia hạn tạm giam để tiếp tục điều tra thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
3. Các trường hợp miễn chấp hành hình phạt tù:
Căn cứ theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về miễn chấp hành hình phạt tù như sau:
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án được xem xét miễn chấp hành hình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Sau khi cơ quan có thẩm quyền kết án thì bị kết án đã lập công;
+ Người cơ quan có thẩm quyền mắc bệnh hiểm nghèo;
+ Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó đã không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án sẽ có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án phạt tù đến 03 năm, hiện đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó đã không còn nguy hiểm gì cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh gia đình có kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.
– Người bị cơ quan có thẩm quyền phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu trường hợp đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
– Người bi cơ quan có thẩm quyền kết án mà được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều này vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự do Tòa án tuyên trong bản án.
4. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Căn cứ theo Điều 277 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự như sau:
– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thời gian chuẩn bị xét xử trong thời hạn 30 ngày, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng là 02 tháng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ phải ra một trong các quyết định:
+ vụ án ra xét xử;
+ Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
+ Quyết định đưa tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không quá 30 ngày. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
– Đối với vụ án mà được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án vẫn có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;